Xkld Nhật Esuhai Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Không Qua Mạng Là

Xkld Nhật Esuhai Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Không Qua Mạng Là

Sau một thời gian theo dõi và lập án đấu tranh, mới đây Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng Đinh Văn Dương, sinh năm 1991 ở xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc là Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ cung ứng Thiện Nhân, có địa chỉ tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Sau một thời gian theo dõi và lập án đấu tranh, mới đây Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng Đinh Văn Dương, sinh năm 1991 ở xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc là Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ cung ứng Thiện Nhân, có địa chỉ tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Bắt giữ 02 đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng

Ngày 27/6, Công an huyện Ea Súp bắt khẩn cấp 2 đối tượng là Phan Tấn Hiệp, sinh năm 1994 và Trần Anh Duy, sinh năm 2005 cùng trú tại Phường 7, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng.

Ngày 17/6/2024 bà Đặng Thị Giang, sinh năm 1976, trú tại TDP Thành Công, thị trấn Ea Súp, đến Cơ quan Công an huyện Ea Súp trình báo về việc bị các đối tượng dùng mạng xã hội, mạo danh người thân để lừa đảo chiếm đoạt của bà số tiền 40 triệu đồng. Sau khi tiếp nhận thông tin Cơ quan CSĐT Công an huyện Ea Súp đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Đắk Lắk triển khai lực lượng, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, quyết liệt đấu tranh làm rõ, đến ngày 27/6/2024 Cơ quan Công an đã điều tra làm rõ, bắt khẩn cấp 02 đối tượng đã trực tiếp thực hiện vụ lừa đảo chiếm đoạt tiền của bà Đặng Thị Giang.​

Cơ quan CSĐT Công an huyện Ea Súp làm việc với các đối tượng

​Tại cơ quan điều tra, các đối tượng khai nhận hành vi phạm tội: Theo lời khai của 02 đối tượng, vào ngày 04/01/2024, Phan Tấn Hiệp và Trần Anh Duy cùng một số đối tượng khác đã kết hợp với nhau dùng mạng viễn thông di động và ứng dụng nhắn tin mạng xã hội Messenger để mạo danh người quen của con bà Giang là anh Hoàng Văn Thích (hiện đang là học viên, Trường Sĩ quan Lục quân 2 tại tỉnh Đồng Nai). Các đối tượng đã phối hợp để đưa ra thông tin gian dối về việc anh Hoàng Văn Thích đang bị tạm giam vì vi phạm kỷ luật, đồng thời dùng điện thoại di động, ứng dụng Messenger mạo danh cán bộ của Trường Sĩ quan Lục quân 2, buộc bà Giang phải chuyển gấp một số tiền nhằm xử lý công việc của con trai bà; Sau đó bà Giang đã chuyển số tiền 40 triệu đồng vào một số tài khoản theo hướng dẫn, các đối tượng sau đó đã chiếm đoạt số tiền trên của bà Giang. Hiện Cơ quan CSĐT Công an huyện Ea Súp đang tạm giữ các đối tượng liên quan, thu hồi số tiền 40 triệu đồng; Tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, xử lý theo quy định của pháp luật.

Hai đối tượng gây ra vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng

Qua công tác điều tra, cho thấy các đối tượng hoạt động rất tinh vi, có sự cấu kết, phân công nhiệm vụ, tẩu tán tài sản (tiền) thông qua hình thức chuyển khoản trực tuyến của các ngân hàng trong thời gian rất ngắn, lợi dụng các sơ hở trong việc quản lý thông tin cá nhân của bị hại để thực hiện hành vi lừa đảo. Trong thời gian tới tình hình tội phạm lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn diễn biến phức tạp. Các đối tượng thường giả danh cán bộ của cơ quan Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát và các cơ quan quản lý nhà nước khác hoặc các doanh nghiệp để gọi điện cho người dân, thông báo có liên quan đến một vụ án, vụ việc đang điều tra hoặc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, giới thiệu việc làm, nhận thưởng, khuyến mại….; Các đối tượng sẽ yêu cầu bị hại cung cấp thông tin cá nhân, kê khai tài sản, nộp tiền vào tài khoản ngân hàng của chúng với lý do phục vụ điều tra nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc tự xưng là Công an yêu cầu người dân chụp ảnh CCCD và các giấy tờ tùy thân để kích hoạt tài khoản định danh điện tử, sau đó đánh cắp thông tin nhằm chiếm đoạt tài sản.Một số đối tượng còn tạo ra các đường link chứa mã độc, khi người dân truy cập vào sẽ lập tức bị chiếm đoạt tài khoản cá nhân (bị hack tài khoản)…..Sau đó các đối tượng sẽ mạo danhchủ tài khoản để lừa đảo chiếm đoạt tiền, tài sản của bạn bè, người thân (Đưa ra nhiều thông tin gian dối như bị tai nạn đang cấp cứu, đang cần mượn tiền gấp để xử lý công việc…..). Đề nghị người dân nâng cao ý thức cảnh giác, không tiếp nhận và tương tác với những thông tin tương tự như trên, khi tiếp nhận thông tin cần thận trọng kiểm tra lại hoặc nghi ngờ báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để được hỗ trợ xử lý; Không làm theo các hướng dẫn do các đối tượng đưa ra, tránh để bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản./.

Từ tháng 7 - 12/2022, các đối tượng người Trung Quốc chia nhân viên theo các tổ, mỗi tổ có 3 người, mỗi người được giao quản lý 1 máy tính, 1 điện thoại để lừa đảo, với hình thức nhắn tin dụ dỗ, lôi kéo bị hại tham gia theo dõi, thả tim tiktok…

Tây Ninh xét xử đường dây lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng

Sau 4 ngày xét xử, chiều 29/8, Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh đã tuyên án 38 bị cáo trong đường dây lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Hội đồng xét xử đã tuyên phạt 3 bị cáo Nguyễn Hoàng Sang (sinh năm 2001, trú tại xã Thanh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh), Lê Trường Thịnh (sinh năm 1997, trú tại xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh) và Phan Trung (sinh năm 1996, trú tại phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) 12 năm tù giam. Cùng với đó, tuyên phạt 33 bị cáo với mức án từ 3 năm đến 9 năm tù giam; 2 bị cáo mức án 3 năm tù cho hưởng án treo, thời hạn thử thách là 5 năm kể từ ngày tuyên án. Hội đồng xét xử buộc các bị cáo bồi thường hơn 5,2 tỷ đồng cho 19 bị hại được xác định bị nhóm này lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh, từ tháng 3 - 10/2022, Nguyễn Hoàng Sang cùng các đồng phạm sang Campuchia làm việc cho công ty trá hình do 3 đối tượng người Trung Quốc (chưa rõ nhân thân, lai lịch, có tên thường gọi là Lùn, Trắng, Đen) làm chủ, trụ sở tại tòa B7, khu Venus, tỉnh Svayrieng, Camphuchia. Từ tháng 10/2022 đến tháng 1/2023, công ty chuyển trụ sở đến Tòa H, khu King Crow, tỉnh Svayrieng, Campuchia. Công việc của các bị cáo là sử dụng không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân Việt Nam.

Đối tượng người Trung Quốc đã đăng bài viết tuyển nhân viên làm việc trên mạng, trả lương cao hoặc yêu cầu các nhân viên làm việc trước dụ dỗ, lôi kéo thêm bạn bè, người thân đưa sang Campuchia để làm việc cho công ty. Đồng thời, cho nhân viên ký hợp đồng làm việc 6 tháng, trả công 800 - 900 USD/tháng, các tháng tiếp theo mỗi tháng tăng 50 USD, được hưởng hoa hồng trên tổng số tiền lừa đảo được từ người bị hại. Nhân viên ăn ở, làm việc cùng nhau trong một tòa nhà và được đào tạo bằng cách cung cấp các tài liệu, kịch bản, lời thoại lừa đảo cho nhân viên đọc, học thuộc; nhân viên mới ngồi sau các nhân viên làm việc trước để học cách làm việc. Sau đó, đối tượng người Trung Quốc quản lý, chia nhân viên làm việc theo các tổ, nhóm để cùng nhau hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tiền của người Việt Nam.

Từ tháng 3 - 7/2022, các nhân viên sale làm việc độc lập, được giao quản lý máy tính, điện thoại liên lạc với bị hại (gọi điện hoặc nhắn tin qua zalo, facebook, telegram) dụ dỗ bị hại lập tài khoản trên trang Shopee giả mạo, Lazada giả mạo để đặt đơn hàng; hướng dẫn bị hại đặt mua đơn hàng ảo để được hưởng hoa hồng từ 10 - 15% trên tổng số tiền mỗi đơn hàng; cung cấp tài khoản ngân hàng của công ty dùng lừa đảo cho bị hại chuyển tiền đến. Đối với các đơn hàng có số tiền nhỏ ban đầu, bị hại được chuyển trả tiền đầy đủ gồm tiền gốc và tiền lãi về tài khoản ngân hàng của bị hại.

Sau khi tạo được lòng tin với bị hại, các đối tượng yêu cầu bị hại chuyển thêm tiền tạo mua đơn hàng ảo với số tiền lớn để được hưởng hoa hồng cao hơn, khi bị hại yêu cầu rút tiền thì nhân viên sale cùng nhân viên hậu đài đưa ra nhiều lý do như bị hại soạn sai cú pháp, lỗi hệ thống, sai số tài khoản ngân hàng... nên không rút được tiền để yêu cầu bị hại chuyển thêm tiền, nếu không sẽ bị mất toàn bộ số tiền đã chuyển kèm tiền lãi hiện có. Nhiều bị hại đã chuyển thêm tiền thực hiện các nhiệm vụ đặt đơn hàng do các đối tượng đưa ra..., đến khi không còn khả năng chuyển thêm tiền thì các bị cáo chặn liên lạc, xóa liên lạc, chiếm đoạt tiền.

Từ tháng 7 - 12/2022, các đối tượng người Trung Quốc chia nhân viên theo các tổ, mỗi tổ có 3 người, mỗi người được giao quản lý 1 máy tính, 1 điện thoại để lừa đảo, với hình thức nhắn tin dụ dỗ, lôi kéo bị hại tham gia theo dõi, thả tim tiktok, nghe nhạc MP3 để được trả công trả công từ 10.000 - 50.000 đồng/lần hoặc thực hiện nhiệm vụ lệnh tài xỉu hoặc chẵn lẻ để bị hại đặt cược để được hưởng hoa hồng từ 30 - 60% trên tổng số tiền mỗi lần đặt cược. Ban đầu bị hại chuyển số tiền nhỏ để thực hiện nhiệm vụ đặt cược thì trao đổi nhân viên nhóm hậu đài làm nhiệm vụ quản lý tài khoản ngân hàng trả tiền gốc và tiền lãi về tài khoản ngân hàng của bị hại.

Khi bị hại chuyển số tiền lớn thực hiện xong lệnh đặt cược, yêu cầu rút tiền thì trao đổi nhân viên nhóm hậu đài làm nhiệm vụ quản lý app Corona tạo lỗi hệ thống, sửa số tài khoản ngân hàng, sửa thành bị hại chưa hoàn thành nhiệm vụ, để không cho rút tiền. Đồng thời, yêu cầu bị hại nộp thêm tiền để xác minh tài khoản, nếu bị hại không còn khả năng nộp thêm tiền thì chặn liên lạc, khóa tài khoản của bị hại đã lập trên trang web Corona để chiếm đoạt tiền.

Từ tháng 3 - 12/2022, các đối tượng người Trung Quốc tên thường gọi là Lùn, Trắng, Đen đã chỉ đạo 38 bị cáo thực hiện hành vi sử dụng không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tổng số tiền hơn 5,2 tỷ đồng của 19 bị hại./.

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.