Từ ngày 01/01/2024, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội sẽ áp dụng giá vé tham quan khu di tích Hoàng thành Thăng Long: 70.000 đồng/lượt/khách. (Giá vé tham quan sẽ thay đổi từ ngày 01/01/2025: 100.000 đồng/lượt/khách)
Từ ngày 01/01/2024, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội sẽ áp dụng giá vé tham quan khu di tích Hoàng thành Thăng Long: 70.000 đồng/lượt/khách. (Giá vé tham quan sẽ thay đổi từ ngày 01/01/2025: 100.000 đồng/lượt/khách)
Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:
Website chính thức của Di sản Tràng An: https://disantrangan.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/disantrangan.vn
Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan
TPO - UBND thành phố Hà Nội đề xuất tăng phí tham quan đối với một số di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố. Trong đó, tăng cao nhất phí tham quan Trung tâm Hoàng thành Thăng Long mức phí 100.000 đồng/lượt, gấp 4 lần so với hiện nay.
UBND thành phố Hà Nội vừa có Tờ trình gửi HĐND thành phố Hà Nội “Về việc Dự thảo Nghị quyết sửa đổi quy định về phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn thành phố đã được quy định tại Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 07/7/2020”.
Theo UBND thành phố Hà Nội, hiện nay trên địa bàn thành phố có 10 điểm thu phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử công trình văn hóa, bao gồm: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đền Ngọc Sơn, Nhà tù Hỏa Lò, Khu di tích Cổ Loa, Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, đền Quán Thánh, Làng cổ Đường Lâm, Chùa Thầy, Chùa Tây Phương, Chùa Hương. Trong đó, mức thu phí: 30.000 đồng/lượt áp dụng đối với các di tích Văn Miếu, Đền Ngọc Sơn, Hỏa Lò, Hoàng Thành Thăng Long; mức phí 10.000 đồng/lượt với di tích Cổ Loa và 78.000đ/lượt với thắng cảnh Chùa Hương...
Di tích tích lịch sử Hoàng thành Thăng Long
Tuy nhiên, theo UBND thành phố Hà Nội, với mức phí trên, nguồn kinh phí để đảm bảo cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị của di tích, cũng như tăng cường chất lượng phục vụ đón khách tham quan còn gặp nhiều khó khăn.
Do đó, UBND thành phố Hà Nội đề xuất phí tham quan di tích đối với một số điểm di tích trên như sau:
- Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám: 70.000 đồng/ lượt/ khách;
- Di tích Đền Ngọc Sơn: 50.000 đồng/lượt/ khách;
- Di tích Nhà tù Hỏa Lò: 50.000 đồng/lượt/ khách;
- Trung tâm Hoàng thành Thăng Long: 100.000 đồng/lượt/khách;
- Di tích Cổ Loa: 30.000 đồng/lượt/khách;
- Di tích Chùa hương: 120.000 đồng/lượt/khách;
- Di tích Đền Quán Thánh: 10.000 đồng/lượt/khách;
- Làng cổ Đường Lâm: 20.000 đồng/lượt/khách;
- Chùa Thầy: 10.000 đồng/lượt/khách;
- Chùa Tây Phương: 10.000 đồng/lượt/khách.
Như vậy, hầu hết phí tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đều tăng. Trong đó, phí tham quan cao nhất là Chùa Hương với mức 120.000 đồng (hiện là 78.000 đồng/lượt); tăng cao nhất là phí tham quan Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, với mức phí 100.000 đồng/lượt, gấp hơn 3 lần so với hiện nay.
Cũng theo đề xuất, đối tượng miễn thu phí tham quan gồm người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 và trẻ em dưới 16 tuổi.
Đối tượng giảm 50% mức phí gồm: Người khuyết tật nặng theo quy định tại khoản 2, Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ; Người cao tuổi từ đủ 60 tuổi trở lên, học sinh, học viên - sinh viên từ 16 tuổi trở lên có giấy tờ chứng minh; Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa (nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa); Người có công với cách mạng; người thuộc diện chính sách xã hội;
Thành phố sẽ không thu phí tham quan tất cả các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh vào ngày di sản văn hóa 23/11.
Đối với di tích Đền Ngọc Sơn: không thu phí ngày giỗ Thánh 20/8 âm lịch; các ngày mồng 1 âm lịch hàng tháng trong năm; đối với chùa Hương là ngày 30, 01, 02 tết Nguyên đán; ngày lễ Phật Đản (15 tháng 4 âm lịch)
Đối với Đền Quán Thánh, Chùa Tây Phương, Chùa Thầy, Làng cổ Đường Lâm thành phố không thu phí các ngày 30/12 âm lịch, ngày mùng 01,02 tết Nguyên đán.
Dự thảo Nghị quyết dự kiến trình HĐND TP. Hà Nội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 14, được tổ chức từ ngày 5- 8/12/2023.
Hệ thống các công trình mang phong cách kiến trúc Pháp trong khu vực thành cổ Hà Nội được xây dựng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, gồm có: tòa nhà sở chỉ huy pháo binh quân đội Pháp; một tòa nhà 2 tầng xây dựng năm 1897, nay dùng làm trụ sở của Cục Tác chiến; hai tòa nhà một tầng xây dựng năm 1897.
Phía Đông của tòa nhà Cục Tác chiến có một ngôi nhà khách xây dựng năm 1930 với mái ngói dốc đứng, mái hiên rộng thể hiện kiến trúc đặc thù của thời kỳ này.
Quần thể cây xanh với mật độ dày, đa dạng về chủng loại và số lượng, tạo nên một môi trường trong lành, cảnh quan hài hòa của khu di tích.
Phần lớn được trồng từ thế kỷ 19, nhiều cây đến nay đã thành cổ thụ, làm tăng thêm nét cổ kính và thiêng liêng của khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.
Địa chỉ Hoàng thành Thăng Long thuộc địa bàn của phường Điện Biên và phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long có tổng diện tích hơn 18.000 ha, bao gồm các khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu và các di tích khác còn sót lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như Đoan Môn, cột cờ Hà Nội, điện Kính Thiên, nhà D67, Bắc Môn, Hậu Lâu, tường thành và 8 cổng hành cung dưới thời Nguyễn.
Hoàng thành Hà Nội được giới hạn bởi các tuyến đường: đường Phan Đình Phùng ở phía Bắc; đường Bắc Sơn và tòa nhà Quốc Hội ở phía Nam; đường Điện Biên Phủ ở phía Tây Nam; đường Hoàng Diệu, đường Độc Lập, nhà Quốc Hội ở phía Tây và cuối cùng phía Đông là đường Nguyễn Tri Phương.
Bản đồ vị trí Kinh thành Thăng Long ngày nay. Hoàng thành được đánh dấu vàngBản đồ Kinh thành Thăng Long thời nhà Hậu Lê, Hoàng thành được đánh dấu vàng
Địa chỉ Hoàng Thành Thăng Long dễ tìm kiếm nhất trên bản đồ là 19C Hoàng Diệu – cửa chính của khu di tích.
Cùng với khu tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám, Lăng Bác và Chùa Một Cột, Hoàng Thành Thăng Long trở thành một trong những địa điểm tồn tại lâu đời nhất tại Hà Nội, gắn liền với vô vàn triều đại và biến cố thăng trầm của lịch sử.
Phương tiện di chuyển công cộng phổ biến ở Hà Nội mà bạn có thể sử dụng đó là xe bus. Quãng đường từ trung tâm TP Hà Nội đến Hoàng thành Thăng Long có các tuyến xe bus đang khai thác đó là:
Tùy theo vị trí nơi mà bạn khởi hành để chọn điểm đón xe bus sao cho phù hợp. Bạn nên tải ứng dụng Bus Map để kiểm tra trước lộ trình cũng như căn chuẩn thời gian đến trạm dừng xe bus. Hãy cẩn thận túi, balo và tiền khi đi xe bus để không bị rơi, mất cắp nhé!
Giá vé xe bus: 7.000 VNĐ/ lượt.
Tips: Nếu không muốn phải chờ đời và chen chúc nhau trên xe bus thông thường. Hãy đăng ký ngay tour xe bus vòng quanh thủ đô Hà Nội để được hướng dẫn viên đưa bạn đi khám phá thủ đô. Một số địa điểm hấp dẫn mà bạn sẽ đến thăm quan đó là:
Tham khảo: Lịch trình du lịch, khám phá toàn bộ Hà Nội bằng xe buýt 2 tầng
Nếu bạn muốn chủ động về thời gian cũng như không cần phải chờ đợi. Bạn có thể thuê xe máy tự túc di chuyển. Bởi vì Hà Nội vào giờ cao điểm thường tắc đường. Nên bạn có thể điều chỉnh thời gian di chuyển và chọn cách lưu thông dễ dàng hơn. Hãy cẩn thận những tài xế lái “ẩu” để không bị va chạm khi tham gia giao thông nhé!
Noted: Bạn có thể thuê xe máy tại nơi bạn lưu trú nếu họ có cung cấp dịch vụ. Còn không, hãy liên hệ với các cơ sở cho thuê xe máy để họ giao đến cho bạn.
Cơ sở cho thuê xe máy mà bạn có thể tham khảo:
Giá thuê xe máy: 120.000 – 200.000 VNĐ/ 24h.
Ngoài xe máy và xe bus, bạn có thể đi đến di tích Hoàng thành Thăng Long từ Hà Nội bằng taxi/ xe công nghệ. Với hai phương tiện này, bạn chỉ cần ngồi thư giãn trong không gian mát lạnh của điều hòa. Sau khoảng 3 – 5 phút (tùy tình hình giao thông lúc đó) là sẽ đến Hoàng thành Thăng Long.
Noted: Các hãng xe công nghệ đang hoạt động tại Hà Nội như Grab, Bee, Gojek,… thường có chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
Với vị trí gần trung tâm TP Hà Nội nên bạn có thể đi bộ đến Hoàng thành Thăng Long. Khi đi bộ, bạn sẽ không cần phải lo lắng về vấn đề tắc đường như sử dụng các phương tiện mà Phượt kể trên. Với hành trình bách bộ, bạn sẽ có thể ngắm nhìn cận cảnh vẻ đẹp của thành phố nghìn năm văn hiến. Với nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Nếu đi du lịch Hà Nội vào mùa hè, bạn hãy nhớ mặc áo khoác, đội mũ hoặc che ô để đỡ nóng nhé!
Noted: Chú ý cẩn thận khi sang đường để tránh bị những tay tài xế lái “ẩu” đụng phải.