THƯ KÊU GỌI QUYÊN GÓP ỦNG HỘ ĐỒNG BÀO MIỀN TRUNG
THƯ KÊU GỌI QUYÊN GÓP ỦNG HỘ ĐỒNG BÀO MIỀN TRUNG
Dưới đây là thư kêu gọi ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ ở các tỉnh thành:
Căn cứ Điều 11 Nghị định 93/2021/NĐ-CP nội dung chi từ nguồn đóng góp tự nguyện được quy định như sau:
- Nguồn đóng góp tự nguyện không có điều kiện, địa chỉ cụ thể được chi theo các nội dung sau:
+ Hỗ trợ cho người bị thương nặng, gia đình có người mất tích do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; chi phí mai táng cho gia đình có người chết do thiên tai, dịch bệnh, sự cố;
+ Hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc chữa bệnh và nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho người dân, hộ gia đình bị khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố;
+ Hỗ trợ hộ gia đình sửa chữa, xây dựng lại nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn, sửa chữa nhà ở bị hư hỏng nặng; hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp do nguy cơ từ thiên tai, sự cố để ổn định đời sống của người dân;
+ Hỗ trợ di chuyển người dân ra khỏi vùng xảy ra thiên tai, dịch bệnh, sự cố;
+ Dựng các lán trại tạm thời cho người dân do phải di dời hoặc bị mất nhà ở;
+ Vệ sinh môi trường, phòng chống bệnh truyền nhiễm ở khu vực bị tác động bởi thiên tai, dịch bệnh, sự cố;
+ Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, hàng hóa cần thiết để phòng, chống dịch bệnh;
+ Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, vật tư, trang thiết bị, nhiên liệu thiết yếu; công cụ, phương tiện sản xuất bị mất, hư hỏng nặng do thiên tai, sự cố gây ra để phục hồi sản xuất và hỗ trợ cải tạo diện tích đất sản xuất nông nông nghiệp bị xói mòn, bồi lấp;
+ Hỗ trợ sửa chữa, khôi phục công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, thông tin, thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, điện lực, trường học, cơ sở y tế và công trình hạ tầng thiết yếu khác bị thiệt hại;
+ Hỗ trợ tiền ăn và chi phí phục vụ sinh hoạt cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố; các đối tượng phải áp dụng biện pháp cách ly y tế trong thời gian cách ly y tế; người dân gặp khó khăn do phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các khoản hỗ trợ khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
- Sau khi đã ưu tiên sử dụng theo các nội dung chi quy định nêu trên mà kinh phí vận động đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh còn dư, Ủy ban nhân dân thống nhất với Ban Vận động cùng cấp để quyết định thực hiện các chính sách an sinh xã hội tại các địa phương vùng bị thiên tai, dịch bệnh đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và mục tiêu của cuộc vận động.
- Trường hợp khoản đóng góp tự nguyện có địa chỉ cụ thể theo cam kết để sửa chữa, khôi phục, nâng cấp, xây dựng mới công trình hạ tầng thiết yếu và các nội dung khác thì tổ chức, cá nhân đóng góp có trách nhiệm thống nhất với chính quyền địa phương về thiết kế, quy mô, chất lượng, tiến độ sửa chữa, xây dựng công trình và phù hợp với các quy hoạch liên quan theo quy định hiện hành.
Lời kêu gọi "Quyên góp ủng hộ đồng bào một số tỉnh miền Bắc khắc phục thiệt hại và tái thiết cuộc sống sau cơn bão lũ"
Kính gửi: Quý Doanh nghiệp, Doanh nhân, các Nhà hảo tâm,
Trong những ngày qua, mưa bão kèm theo lũ lớn, sạt lở đất đã liên tục xảy ra tại các tỉnh miền Bắc và làm ảnh hưởng rất nặng nề đến đời sống của bà con nhân dân, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên... Đời sống của nhiều hộ dân vùng bị thiên tai, bão lũ đang đối diện với rất nhiều khó khăn, cần sự chung tay giúp đỡ của đồng bào cả nước.
Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội trân trọng phát động chương trình "HANOIBA cùng đồng bào khắc phục bão lũ 2024", nhằm hỗ trợ người dân một số tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng bởi ngập lụt, sạt lở và tái thiết cuộc sống cho đồng bào sau bão lũ.
Sau khi nhận được ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội sẽ tổng hợp chi tiết đóng góp của từng đơn vị, cá nhân và sẽ lập đoàn, phân bổ về các địa phương căn cứ vào diễn biến lũ lụt.
Mọi sự ủng hộ xin vui lòng chuyển về tài khoản:
Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (Tài khoản Quỹ CSR)
Số tài khoản: 0671113336666 tại ngân hàng TMCP Quân Đội (MB Bank)
Nội dung chuyển khoản: “Tên Doanh nghiệp_Khacphucbaolu”
Đầu mối liên hệ Ban CSR HANOIBA: Thư ký Ban CSR - Ms Phượng - 0903280002.
Kế hoạch và lịch trình chi tiết chương trình sẽ được cập nhật trong các bản tin tiếp theo.
TM. HỘI DOANH NGHIỆP TRẺ HÀ NỘI
Các Hội, Hiệp hội thủy sản đồng lòng kêu gọi hỗ trợ khắc phục thiệt hại sau bão Yagi
[Người Nuôi Tôm] – Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. Trước tình hình này, các hội và hiệp hội ngành thủy sản đã nhanh chóng triển khai các hoạt động hỗ trợ, giúp doanh nghiệp và người nuôi thủy sản sớm ổn định sản xuất.
Nhà xưởng bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau bão Yagi (Ảnh: VASEP)
Theo Bộ NN&PTNT, cơn bão Yagi đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho hàng nghìn lồng bè nuôi thủy sản, đặc biệt là tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang và Nam Định. Nhiều vùng nuôi bị mất trắng, các công trình nuôi trồng bị hư hỏng nặng nề, gây ra thiệt hại kinh tế lớn cho người dân.
Trước tình hình khó khăn đó, Hiệp hội VASEP cùng các hội/hiệp hội ngành hàng thủy sản khác như Hội Thủy sản Việt Nam, Hiệp hội giống thủy sản Ninh Thuận, Hiệp hội nuôi Biển Việt Nam đã đồng loạt gửi thư ngỏ kêu gọi toàn thể các doanh nghiệp hội viên, các tổ chức, cá nhân cùng chung tay hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi.
Đại diện Hiệp hội VASEP tới thăm hỏi, động viên doanh nghiệp hội viên bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi (Ảnh: VASEP)
Các hoạt động hỗ trợ sau thiên tai được triển khai đa dạng và thiết thực. Các hội, hiệp hội đã cử đoàn thăm hỏi, động viên người dân ở các địa phương bị ảnh hưởng. Nhiều doanh nghiệp cung cấp giống, thức ăn và vật tư với giá ưu đãi. Trong đó, Công ty CP Tập đoàn STP có thông báo sẽ cung cấp nguyên vật liệu HDPE để người nuôi làm lại lồng bè nuôi với giá gốc. Bên cạnh đó, Chính phủ đã có yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu nâng quy mô gói tín dụng với lâm, thủy sản lên khoảng 50.000 – 60.000 tỷ đồng, để hỗ trợ khắc phục thiệt hại sau bão.
Những hoạt động này đã góp phần rất lớn trong việc giúp người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ Yagi sớm ổn định lại cuộc sống và khôi phục sản xuất.
Hiệp hội nuôi Biển Việt Nam thăm hỏi và lắng nghe ý kiến của hội viên chịu ảnh hưởng của bão tại khu vực Vân Đồn, Quảng Ninh (Ảnh: Sy Nguyen)
Sự chung sức của các hội, hiệp hội ngành thủy sản trong việc hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ Yagi đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái của cộng đồng. Đây cũng là một minh chứng rõ nét cho sự đoàn kết vững mạnh của ngành thủy sản Việt Nam trước những thách thức chung.
Tuy nhiên, để ngành thủy sản sớm phục hồi toàn diện, cần sự hỗ trợ từ toàn thể cộng đồng, các cấp chính quyền và các tổ chức quốc tế. Đồng thời, người dân cũng cần được trang bị kiến thức và kỹ năng để ứng phó với thiên tai, tái thiết cuộc sống và phát triển.
Thư kêu gọi ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ ở các tỉnh thành (Hình từ internet)