(VTC News) – Khi sang Việt Nam, Starbucks bị CEO Trung Nguyên chê bai nên không ít người đặt ra câu hỏi Trung Nguyên đã làm được gì ở “quê hương” Starbucks.
(VTC News) – Khi sang Việt Nam, Starbucks bị CEO Trung Nguyên chê bai nên không ít người đặt ra câu hỏi Trung Nguyên đã làm được gì ở “quê hương” Starbucks.
Trung Nguyên là sản phẩm cà phê dễ tìm trong các siêu thị Mỹ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa Trung Nguyên chiếm được thị phần đáng kể vì những người yêu Trung Nguyên chủ yếu đến từ Việt Nam và một số nước châu Á.
Các số liệu cho thấy lượng tiêu thụ cà phê Trung Nguyên rất khiêm tốn so với tiềm năng thị trường. Mỹ là thị trường rộng lớn với nhu cầu lớn. Mỹ lại không trồng được cà phê nên tất cả cà phê trên đất Mỹ đều là hàng nhập khẩu. Trung Nguyên Cofee Liang Court ở SingaporeNhu cầu cà phê tại Mỹ khá ổn định, khoảng 1 triệu tấn mỗi năm. Tất cả các thương hiệu cà phê Việt tại Mỹ chỉ chiếm được khoảng từ 10% đến 15% số lượng và chưa tới 6% giá trị. Trong đó, Trung Nguyên không có được thị phần lớn khi lượng xuất khẩu hàng năm khá khiêm tốn.
Năm 2011, 1.400 tấn cà phê Trung Nguyên đã đặt chân vào thị trường Mỹ. Năm 2012, con số này nhỉnh lên chút ít, đạt 1.600 tấn. Cà phê Trung Nguyên xuất sang Mỹ chủ yếu ở dạng nguyên liệu chưa qua chế biến sâu. Nếu là hàng đã qua chế biến thì đó là rang xay và hòa tan. Tuy nhiên, sản lượng qua chế biến rất thấp.
Tại Mỹ, Trung Nguyên không chỉ cạnh tranh gay gắt với các thương hiệu cà phê Việt mà còn “đối phó” với rất nhiều cà phê châu Mỹ.
Theo cuộc khảo sát của Hiệp hội Cà phê Mỹ, người tiêu dùng đất nước này rất ưa chuộng loại cà phê Catimor thuộc họ Arabica. 70% lượng cà phê tiêu thụ tại Mỹ là loại Arabica nhập từ Colombia, Brazil, Mehico. 30% còn lại là Robusta nhập từ Việt Nam và Indonesia
Các con số kể trên cho thấy sự khó khăn mà cà phê Việt nói chung và Trung Nguyên nói riêng đang phải đối mặt. Nhưng đó chưa phải khó khăn duy nhất. Thị trường Mỹ vô cùng khó tính với những quy định chặt chẽ về thuế quan, các luật lệ…. đã gây không ít trở ngại cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Xuất khẩu qua hệ thống phân phối hay bán hàng qua mạng đều có những trắc trở riêng. Vì vậy, Trung Nguyên đang có chiến lược sử dụng “độc chiêu” của mình. Đó là nhượng quyền. Tại Việt Nam và một số nước châu Á, hình thức nhượng quyền gặt hái được một số thành công nhất định. Vì vậy, Mỹ và Dubai là hai thị trường mà Trung Nguyên lên kế hoạch áp dụng “độc chiêu”.
Nhượng quyền có thể là sự lựa chọn khôn ngoan của Trung Nguyên nhưng muốn thành công, Trung Nguyên phải giải quyết nhiều khó khăn. Trong đó, khó khăn lớn nhất chính là việc đối đầu trực diện với ông lớn Starbucks.
Dù vậy, theo ông Quang, hiện tại Trung Nguyên vẫn đang được ủng hộ bởi thói quen “Đi uống cà phê nhé” của người Việt.
“Nét văn hoá này hy vọng sẽ góp phần đưa cà phê Việt Nam đến với một phần nhất định của thế giới theo xu hướng xem trọng việc giao tiếp mang tính nhân văn và dịch vụ đích thực theo hướng cá nhân, thay cho văn hoá tự phục vụ và xếp hàng” – Ông Quang nhận định.
Chia sẻ về quá trình xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi năm 2024, ông Phạm Trường Giang, Vụ trưởng Vụ BHXH Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cho biết: "Trong quá trình làm luật BHXH, có ý kiến cho rằng lương hưu của Việt Nam thấp".
Tuy nhiên, theo ông Giang, nếu nói lương hưu thấp hay cao là phải có mốc so sánh.
Ông Phạm Trường Giang thông tin: "Thông lệ quốc tế, lương hưu thường so sánh với thu nhập bình quân đầu người. Như ở Việt Nam, lương hưu bình quân từ quỹ hưu trí là khoảng 6,2 triệu đồng. Thu nhập bình quân ở khu vực làm công hưởng lương hiện nay là khoảng 7,5 triệu đồng. Như vậy, lương hưu bình quân của chúng ta bằng khoảng 75%-80% thu nhập đầu người".
"Trong khi đó, tỷ lệ này ở các nước phổ biến chỉ khoảng 25%-30%. Cho nên, không thể nói lương hưu của chúng ta thấp mà thậm chí là ở mức cao", ông Giang nhận định.
Tỷ lệ lương hưu trung bình so với thu nhập bình quân của Việt Nam là khá cao (Ảnh minh họa: BHXH Việt Nam).
Theo ông Giang, những ý kiến cho rằng lương hưu thấp là nói đến lương hưu của một số người nghỉ hưu trước thời điểm năm 1995. Bởi vì trước 1995 có rất nhiều người lao động nghỉ hưu từ độ tuổi 40.
Ông Giang lấy ví dụ: "Như ông ngoại tôi năm nay 98 tuổi, đến nay đã hưởng lương hưu hơn 50 năm. Ông nghỉ hưu từ khi 46 tuổi. Nghỉ hưu sớm từ hơn 40 tuổi, trình độ đi làm thời điểm đó là trung cấp thì làm sao so sánh được với lao động hiện nay đóng BHXH 30-40 năm, trình độ đại học?".
Chính vì vậy, trong các đợt điều chỉnh lương hưu, nhóm lao động nghỉ hưu trước năm 1995 đều được điều chỉnh tăng cao hơn.
Lần gần nhất là đợt tăng lương hưu từ ngày 1/7/2024 theo Nghị định 75/2024/NĐ-CP, lương hưu được điều chỉnh tăng thêm 15%. Riêng nhóm lao động nghỉ hưu trước năm 1995, sau khi tăng 15% mà mức hưởng thấp hơn 3.500.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm một lần nữa.
Cụ thể, tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 3.200.000 đồng/người/tháng; tăng lên bằng 3.500.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/người/tháng.
Điều 67 Luật BHXH năm 2024 cũng quy định điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ BHXH.
Riêng nhóm lao động tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 còn tiếp tục được điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng, bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
Ông Phạm Trường Giang cho biết thêm: "Trong quá trình làm luật, có ý kiến đặt vấn đề tại sao không cho hưởng tỷ lệ lương hưu cao hơn, ở mức 80%-90% mà lại quy định tối đa là 75%?".
"Chúng tôi làm chính sách, nếu mà có tiền, chúng tôi mong muốn chúng ta được hưởng tối đa là 100%. Nhưng chúng ta phải hình dung, hưu trí ở đâu? Có phải từ trên trời rơi xuống không? Quỹ hưu trí là tất cả chúng ta cùng đóng vào để chi trả", ông Giang nhấn mạnh.
Ông Phạm Trường Giang, Vụ trưởng Vụ BHXH, Bộ LĐ-TB&XH (Ảnh: Tùng Nguyên).
Theo ông Giang, cơ quan soạn thảo Luật BHXH đã tính toán, thế hệ trước bình quân 1 phụ nữ sinh 6 con. Hiện nay thì bình quân 1 phụ nữ sinh 2 con, tương lai còn có thể thấp hơn. Như ở TPHCM, bình quân 1 phụ nữ sinh dưới 2 con, đang khuyến khích sinh con nhưng không sinh được, tỷ lệ sinh thay thế đang giảm.
"Như vậy, tỷ lệ sinh tương lai chỉ bằng 1/3 so với trước đây. Nói cách khác, để cân đối quỹ hưu trí, con cháu chúng ta phải đóng gấp 3 lần chúng ta nếu không muốn giảm tỷ lệ hưởng lương hưu", ông Giang cho biết.
Theo ông Phạm Trường Giang, để cân đối, mức hưởng lương hưu tối đa trong Luật BHXH năm 2024 vẫn được giữ nguyên là 75% bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH như Luật BHXH năm 2014.
"Chúng tôi làm chính sách là phải cân đối cả trước mắt và lâu dài, hiện tại và tương lai, không muốn gia tăng gánh nặng cho con cháu chúng ta thì chúng ta phải chia sẻ", ông Giang cho biết.