Nếu bạn là một sinh viên quốc tế có tham vọng muốn theo đuổi nền giáo dục đại học ở Đức, bạn có thể cân nhắc việc xin học bổng để tài trợ cho việc học của mình. Đức ngày càng trở thành điểm đến phổ biến cho các chương trình du học quốc tế nhờ các trường đại học nổi tiếng thế giới, nền giáo dục chất lượng cao và nền văn hóa đa dạng.
Nếu bạn là một sinh viên quốc tế có tham vọng muốn theo đuổi nền giáo dục đại học ở Đức, bạn có thể cân nhắc việc xin học bổng để tài trợ cho việc học của mình. Đức ngày càng trở thành điểm đến phổ biến cho các chương trình du học quốc tế nhờ các trường đại học nổi tiếng thế giới, nền giáo dục chất lượng cao và nền văn hóa đa dạng.
Deutschlandstipendium cung cấp hỗ trợ tài chính cho những sinh viên có thành tích học tập xuất sắc và đầy tham vọng từ khắp nơi trên thế giới. Bất kể quốc tịch, thu nhập cá nhân hay thu nhập của phụ huynh, học bổng này hỗ trợ sinh viên tại tất cả các trường đại học tham gia ở Đức. Học bổng này được thực hiện thông qua quan hệ đối tác công - tư độc đáo, trong đó các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân tài trợ cho sinh viên với số tiền hàng tháng là €150, trong khi Chính phủ Liên bang cung cấp thêm €150.
Khả năng đủ điều kiện tham gia Deutschlandstipendium được xác định bởi từng trường đại học, nghĩa là ứng viên phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể do mỗi trường đặt ra. Học bổng được trao cho hai học kỳ và có thể được gia hạn để trang trải thời gian học tiêu chuẩn. Sau hai học kỳ, trường đại học sẽ đánh giá xem sinh viên có còn đủ điều kiện đáp ứng các tiêu chí học bổng hay không, từ đó cho phép tiếp tục tài trợ tư nhân.
Học bổng này không chỉ cung cấp hỗ trợ tài chính mà còn mang đến nhiều cơ hội được cố vấn, kết nối và thực tập. Tận dụng Deutschlandstipendium và đầu tư vào tương lai của bạn bằng cách theo đuổi nền giáo dục đại học ở Đức.
Xem thêm >>> Học bổng toàn phần ở Đức dành cho sinh viên quốc tế (Phần 2)
Là một sinh viên quốc tế muốn tham gia chương trình học toàn thời gian ở Đức, Erasmus là một lựa chọn tuyệt vời để xem xét. Được tài trợ bởi các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu, Erasmus cung cấp hỗ trợ tài chính cho các chương trình trao đổi một năm tại các trường đại học Đức. Để đủ điều kiện nhận học bổng, bạn phải đăng ký vào một cơ sở giáo dục đại học và cả trường đại học tại nước bạn và trường đại học Đức đều phải ký vào Hiến chương Erasmus cho giáo dục đại học.
Nhiều trường đại học hàng đầu ở EU tham gia chương trình Erasmus, bao gồm nhiều trường đại học Đức cấp học bổng Erasmus Mundus và Erasmus+. Những khoản tài trợ này bao gồm phí đăng ký, chi phí đi lại và chi phí sinh hoạt cơ bản. Bạn có thể tìm thấy danh sách đầy đủ các khóa học thạc sĩ của Erasmus Mundus trong danh mục Erasmus và tìm kiếm các khóa học được tổ chức tại Đức.
Chương trình học bổng Erasmus ở Đức
Xem thêm >>> Du học Đức nên chọn trường nào?
Đối với sinh viên nước ngoài theo đuổi việc học hoặc lấy bằng tiến sĩ ở Đức, học bổng Friedrich - Ebert - Stiftung là một lựa chọn tuyệt vời để hỗ trợ dân chủ xã hội thông qua hỗ trợ tài chính học thuật. Học bổng này được trao cho những ứng viên nước ngoài đang theo học tại các trường đại học khoa học ứng dụng được tiểu bang hoặc tiểu bang công nhận ở Đức và có thành tích học tập trên mức trung bình trong các lĩnh vực như khoa học xã hội, chính trị hoặc nhân văn.
Để được xem xét cấp học bổng này, ứng viên phải có kỹ năng tiếng Đức đặc biệt, ngay cả khi khóa học của họ được dạy bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là chỉ có 40 ứng viên từ Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ Latinh và Đông Âu được chọn cho chương trình học bổng mỗi năm. Những người nhận học bổng đại học sẽ nhận được khoản trợ cấp hàng tháng là 830 €, trong khi những người đăng ký vào các chương trình cấp bằng thạc sĩ sẽ nhận được khoản trợ cấp hàng tháng là 850 € và chi phí bảo hiểm y tế.
Học bổng Friedrich Ebert Stiftung
Xem thêm >>> Tiếng Đức và tiếng Nhật tiếng nào khó hơn?
Vừa rồi là những thông tin về các loại học bổng ở Đức dành cho sinh viên quốc tế và cách xin học bổng du học Đức. Ngoài ra, để có được hành trang tốt nhất cho việc du học Đức, các bạn đừng ngần ngại liên hệ ngay với Decamy - trung tâm tư vấn du học Đức hàng đầu hiện nay để được giải đáp thắc mắc và có cho mình một lộ trình du học thích hợp với nhiều ưu đãi nhé!
Mình là một người tương đối may mắn. Năm 2011, lần đầu tiên trong đời apply học bổng, mình đã thành công với AusAID award (Học bổng phát triển của Chính phủ Úc). Sau khi học thạc sĩ về VN công tác năm 2014, mình tiếp tục tìm kiếm học bổng đi học tiến sĩ. Nhưng đời không như là mơ! Sau lần đầu tiên may mắn có học bổng thạc sĩ, học bổng tiến sĩ cứ mãi lẩn tránh mình trong suốt 2 năm. Đó là giai đoạn cực kỳ căng thẳng của mình. Thất bại từ học bổng chính phủ Thụy sĩ năm 2015 đã làm mình thực sự suy nghĩ đến việc đầu tư một cách nghiêm túc, có chiến lược rõ ràng cho việc ứng tuyển. Sau một thời gian tham khảo kinh nghiệm từ các bên, đặc biệt là thầy Vũ Hồ, mùa học bổng năm 2016 đã mang lại những quả ngọt.
Năm 2016 mình apply hai học bổng chính phủ gồm học bổng Endeavour và học bổng chính phủ New Zealand (dù vào được vòng trong nhưng đều trượt), 6 học bổng trường (1 trường của New Zealand – Aukcland University và 5 trường ở Úc) thì được 4 trường Úc cho học bổng toàn phần gồm Flinders University, Latrobe University, University of Canberra và Monash University. Thành công đối với một người có thành tích học tập và nghiên cứu (đặc biệt là xuất bản) không quá xuất sắc như mình phụ thuộc vào một chiến lược ứng tuyển rõ ràng với các sách lược phù hợp. Trong chuỗi bài này, mình mong muốn chia sẻ với các bạn, những người đang có ước mơ du học, tiến tới một chân trời mới, những tips nho nhỏ của mình về cách xây dựng chiến lược và sử dụng các sách lược xây dựng bộ hồ sơ hiệu quả.
Bạn cần có một mục đích rõ ràng
Trước khi bắt đầu đi, bạn phải biết mình muốn đến đâu. Tức là bạn phải xác định mục đích của mình là gì. Nói cách khác, phải đạt được cái gọi là sense of purpose (hiểu rõ mục đích bản thân). Haỹ tự đặt cho mình những câu hỏi sau (từ rộng đến hẹp, từ xa đến gần, từ trừu tượng đến cụ thể):
Trước đó mình có ý muốn đi du học, nhưng chưa xác định được cụ thể tại sao mình cần đi học (mà chỉ có ý định trốn chạy vì cuộc sống tù túng ngột ngạt thôi). Cứ ngày ngày đi làm tắc đường thấy mệt mỏi, đọc tình hình thời sự đất nước thấy chán nản, vậy là muốn đi đâu đó cho xa!?! Mọi thứ “mông lung như một trò đùa” nên những câu hỏi nghiêm túc kiểu như nên đi học về cái gì, sau này học xong thì làm gì, học bổng giúp thay đổi điều gì trong cuộc sống v.v. mình đều không có một định hướng gì để trả lời cả.
Do chưa có xác định được rõ ràng nên toàn bộ những hồ sơ mình đã nộp trong năm 2014-đầu 2016, đặc biệt là phần phát biểu về mục đích (statement of purpose) và đề cương nghiên cứu (research proposal) đều phiên phiến, mơ hồ và thiếu dấu ấn cá nhân (personal touch). Bản thân mình còn thấy thế thì người ta chấm học bổng không thấy mới lạ!
Có bạn cứ bảo học xong thạc sĩ rồi mà còn mông lung. Mình thì thấy, mỗi giai đoạn cuộc đời đều rơi vào một số các mông lung đặc thù: lúc cuối cấp 3 thì không biết nên vào đại học gì, lúc tốt nghiệp đại học thì không biết nên làm gì, đến lúc đi làm rồi không biết làm nghề này có đúng không hay chuyển nghề khác, lúc học xong thạc sĩ rồi thì không biết nên học tiến sĩ hay tiếp tục đi làm là đủ, v.v. Nói chung, cuộc sống mà thiếu mông lung thì có gì đó không đúng. Chấp nhận sự mông lung, và phải nghiêm túc để tìm kiếm lối ra.
Quá trình tìm kiếm mục đích của mình bắt đầu bằng việc suy nghĩ thật chín chắn cái gì mình thực sự đam mê – cái này rất quan trọng. Nếu không đam mê thì sau này khó mà theo đuổi được. Đối với mình, nghiên cứu là nghề nghiệp lâu dài nên phải học PhD. Mà học PhD phải cụ thể hóa bằng chủ đề nghiên cứu - thứ mình phải quan tâm và gắn với nghề nghiệp lâu dài. Chọn lựa một chủ đề nghiên cứu mang lại cảm hứng cho cá nhân là rất quan trọng. Nhưng cũng cần xem xét chủ đề đó có phù hợp với: (1) các hướng nghiên cứu của trường/tổ chức cho học bổng; (2) các hướng/dự án nghiên cứu của thầy cô (supervisors) mình mong muốn xin hướng dẫn; (3) thị trường việc làm và hợp tác (tức chủ đề mình học có khả năng xin được việc làm không, các nhóm nghiên cứu sau này mình có thể xin cộng tác cùng). Cân nhắc các lựa chọn đó để tìm ra điểm gặp gỡ mà mình nên tập trung đầu tư.
Vậy một người thiếu kinh nghiệm về chuyên ngành thì nên cân nhắc bằng cách nào? Mình xin gợi ý mấy cách:
(1) Trước hết là tập trung suy nghĩ để hiểu bản thân mình muốn gì, lập biểu đồ để tìm hiểu điểm chung giữa đam mê của mình, hướng của trường, hướng của thầy cô hướng dẫn, hướng thị trường sau này.
(2) Tham khảo ý kiến của thầy cô và đồng nghiệp đi trước. Nhưng cần chú ý là mình cần có định hướng trong đầu mình sẽ học gì, các chủ đề nào chứ các thầy cô và tiền bối sẽ không thay mình quyết định được. Họ chỉ đóng vai trò góp ý thôi. Lắng nghe các ý kiến của họ rất bổ ích vì họ là những người từng va chạm các vấn đề trong ngành và từng trải qua rồi. Đối với mình, sau khi nghĩ nát óc mà vẫn mông lung, những trao đổi với một số thầy cô mình quen biết giúp ích rất nhiều.
(3) Đi tham gia hội thảo, hội nghị trong nước và khu vực. Các hội thảo hội nghị thường bàn những vấn đề nổi cộm trong cuộc sống. Tiếp xúc với những người tại hội thảo cũng giúp mình có thể ý tưởng về hướng mình nên đi.
(4) Đọc. Có thể nói việc đọc là cực kỳ quan trọng. Bạn cần đọc nhiều vào các tài liệu chuyên ngành để tìm hiểu đâu là các định hướng nổi bật (trendy) trong ngành bạn. Từ đó bạn sẽ xác định được cái mình nên đầu tư theo đuổi lâu dài. Việc đọc cần tập trung theo các tạp chí đầu ngành. Mình hay tìm các bài review (tổng quan) mới xuất bản trong thời gian 5-10 năm trở lại đây. Những bài dạng này thường tổng kết các xu hướng đã có và đề xuất những định hướng nghiên cứu mới có tiềm năng trong thời gian tới.
Bằng các cách đó, mình dần dần xác định được mục đích và hướng đi của mình. Khi mục đích được xác định, thì tự nhiên các phần khác của bộ hồ sơ sẽ trở nên liên kết chặt chẽ với nhau thành một thể thống nhất. Chốt lại, không có sense of purpose thì viết cái gì cũng nhạt, cũng mông lung.
Mời các bạn đón chờ Kỳ 2: Các bộ phận cơ bản của một bộ hồ sơ