Hương Ước Bảo Vệ Môi Trường Làng Nghề Là Gì

Hương Ước Bảo Vệ Môi Trường Làng Nghề Là Gì

Phí bảo vệ môi trường là một chính sách quan trọng nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước mà còn là nghĩa vụ của từng cá nhân và tổ chức. Việc áp dụng phí bảo vệ môi trường không chỉ giúp thu hút nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường mà còn khuyến khích các hành vi thân thiện với môi trường từ phía doanh nghiệp và người dân.

Phí bảo vệ môi trường là một chính sách quan trọng nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước mà còn là nghĩa vụ của từng cá nhân và tổ chức. Việc áp dụng phí bảo vệ môi trường không chỉ giúp thu hút nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường mà còn khuyến khích các hành vi thân thiện với môi trường từ phía doanh nghiệp và người dân.

Cách tính phí bảo vệ môi trường nước thải

Huyện Hoài Đức có 51/53 làng có nghề: làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu, Minh Khai, Cát Quế; dệt kim, bánh kẹo La Phù; sơn mỹ nghệ điêu khắc Sơn Đồng, bún bánh Cao Hạ, Chế biến bánh đa nem Ngự Câu; Chế biến nông sản, thực phẩm Lưu Xá, nhiếp ảnh truyền thống Lai Xá, xây dựng dân dụng Yên Sở, cơ kim khí Đại Tự-Kim Chung,.. Trong đó, có làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu, Minh Khai, Cát Quế và dệt kim, bánh kẹo La Phù là gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Sản phẩm chủ yếu là bột sắn, bột dong, nha, miến, bún phở khô, bánh kẹo, đậu xanh bóc vỏ, dệt len.

Huyện Hoài Đức phát triển làng nghề chủ yếu là quy mô hộ gia đình với công nghệ được cơ khí hóa một phần, sản xuất theo nhu cầu của thị trường tự do. Không gian sản xuất bị bó hẹp trong khu dân cư, không có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất; toàn bộ hoạt động sản xuất, sinh hoạt, chăn nuôi… nằm trên diện tích đất ở trong khu dân cư với mật độ dân cư cao, hệ thống cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống cống rãnh, thoát nước, nước sản xuất, sinh hoạt không đáp ứng nhu cầu sản xuất và vệ sinh môi trường.

Các làng nghề thường sử dụng nguồn nước ngầm, kể cả trong sinh hoạt cũng sử dụng nước ngầm. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nước ngầm đang khai thác với mức độ lớn. Hầu hết các biện pháp xử lý, giảm thiểu ô nhiễm thiếu, không đồng bộ.

Toàn bộ nguồn nước thải đều chảy vào hệ thống sông Nhuệ, sông Đáy; chất thải rắn được thu gom một phần, chưa có biện pháp xử lý nguồn khí thải. Mặt khác do tại các làng nghề chế biến nông sản với nguồn thức ăn lớn và rẻ nên các hộ gia đình chăn nuôi cũng đã gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường tại các làng nghề.Trên địa bàn huyện có hệ thống kênh, mương dày đặc, là nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và tiêu thoát lượng nước thải phát sinh trên địa bàn. Tổng lượng nước thải tại làng nghề khoảng 4 triệu m3/năm tập trung chủ yếu tại các làng nghề Dương Liễu, Minh Khai, Cát Quế, La Phù. Toàn bộ lượng nước thải trên chưa qua xử lý được xả thải vào hệ thống kênh tiêu và chảy vào sông Nhuệ, sông Đáy, chất lượng nước thải các làng nghề chế biến nông sản có đặc điểm là nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ cao hơn tiêu chuẩn nước thải công nghiệp từ vài chục đến hàng trăm lần. Vì vậy, đã gây ảnh hưởng suy thoái, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhất là vào vụ sản xuất từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm, gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đời sống của nhân dân; làm suy thoái môi trường nước sông Nhuệ, sông Đáy.Tổng lượng chất thải rắn phát sinh hàng năm trên địa bàn huyện khoảng 154.744 tấn, trong đó có 122.168 tấn chất thải công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và 32.576 tấn chất thải rắn sinh hoạt.Trước thực trạng đó, Huyện ủy, UBND huyện tập trung kinh phí cho sự nghiệp môi trường và chỉ đạo quyết liệt công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân về vấn đề bảo vệ môi trường. Tổ chức các lớp tập huấn Luật bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành tới đội ngũ cán bộ chủ chốt và chuyên môn từ huyện đến xã, thị trấn. Công tác thẩm định, phê duyệt cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư trên địa bàn huyện được quan tâm. Năm 1995, huyện đã đầu tư xây dựng xưởng chế biến phân hữu cơ vi sinh để xử lý chất thải làng nghề xã Dương Liễu, công suất 5000 tấn/năm; năm 2000, xây dựng trạm xử lý nước thải tại xã Minh Khai. Bố trí quy hoạch các địa điểm chôn lấp rác tạm thời và các điểm trung chuyển rác theo các thôn, tuyến, cụm dân cư với diện tích 7,69 ha. Hiện nay, 20/20 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã thành lập tổ thu gom rác, phương thức hoạt động tự thu, chi và ký hợp đồng với HTX Thành Công để vận chuyển rác thải. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nhưng nói chung công tác bảo vệ môi trường cũng còn những hạn chế như: Tình trạng ô nhiễm môi trường về nước và rác thải do hoạt động sản xuất của các làng nghề gây ra vẫn chưa được giải quyết, đặc biệt các làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu, Minh Khai, Cát Quế và làng nghề dệt kim La Phù. Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm tại một số làng nghề khác cũng gia tăng như bún bánh Cao Hạ-Đức Giang, sản xuất két bạc Đại Tự-Kim Chung; Tỷ lệ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt thấp dưới 50%, còn tồn khoảng 31,2 tấn/ngày; Khối lượng chất thải làng nghề lớn, chưa được thu gom, vận chuyển, một phần được xả trực tiếp vào hệ thống tiêu thoát nước gây ô nhiễm môi trường. Việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn chủ yếu là chất thải sinh hoạt, còn chất thải làng nghề thì chưa giải quyết được. Hầu hết các bãi chôn lấp tạm thời không được cải tạo, khó khăn trong việc vận chuyển, kinh phí chi cho lao động thực hiện thu gom thấp (tự thu, chi), do đó, các Tổ thu gom rác của các xã hoạt động rất khó khăn.Ngoài ra, trong quá trình xây dựng một số cơ sở sản xuất kinh doanh ở các làng nghề còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, tự phát; tập quán sản xuất, sinh hoạt vẫn theo hướng tiểu nông; cơ sở hạ tầng nông thôn rất hạn chế và không có công nghệ xử lý chất thải, nước thải vượt quá khả năng xử lý. Kinh phí đầu tư cho bảo vệ môi trường để xử lý các nguồn ô nhiễm nghiêm trọng như cụm làng nghề Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, La Phù,... rất lớn, quá khả năng ngân sách của huyện. Một vấn đề nữa là đội ngũ cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường còn thiếu và yếu…Để khắc phục những tồn tại trên, huyện Hoài Đức đã và đang tập trung giải quyết với 5 giải pháp:Thứ nhất: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường Thành phố; xác định rõ những ưu, khuyết điểm, nguyên nhân để đề ra các giải pháp cụ thể của từng địa phương và cần đưa công tác bảo vệ môi trường là một trong các nội dung kiểm điểm, đánh giá hàng năm của cơ quan, đơn vị.Thứ hai: Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về trách nhiệm, ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng. Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong hoạt động tuyên truyền, truyền thông giáo dục ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt nhân dân tại các làng nghề và các doanh nghiệp hiểu tầm quan trọng của môi trường đối với sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững. Từ đó, có những hoạt động thiết thực để bảo vệ môi trường. Thường xuyên hàng năm tổ chức hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, ngày môi trường thế giới, chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn.Thứ ba: Xây dựng các cơ chế chính sách quản lý môi trường làng nghề Hà Nội nói chung và cơ chế đặc thù cho xử lý nước thải của các làng nghề sản xuất phát sinh nhiều nước thải (sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm, dệt,…). Tăng cường đầu tư ngân sách nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn, hệ thống tiêu thoát nước trong khu dân cư tại các làng nghề. Đẩy nhanh việc hoàn thiện quy hoạch bảo vệ môi trường từ thành phố, quận, huyện đến các xã, thị trấn; tiếp tục hoàn thiện, bổ sung quy chế bảo vệ môi trường và thực hiện các đề án, dự án đã nêu trong quy hoạch. Trong đó chú trọng quy hoạch hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải và xử lý nước thải từ các làng nghề. Tiếp tục quy hoạch, đưa việc sản xuất của các làng nghề ra khỏi khu vực dân cư. Thứ tư: Kiểm soát ô nhiễm, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, tập trung xử lý các khu vực ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: Thường xuyên kiểm tra, kịp thời xử lý triệt để các cơ sở, doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn, đưa thông tin lên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân cùng giám sát.Đồng thời thực hiện việc quan trắc hiện trạng môi trường hàng năm, nắm chắc thông tin về mức độ suy thoái, ô nhiễm môi trường để có biện pháp ngăn chặn, khắc phục và cải thiện môi trường. Xây dựng và triển khai phương án xử lý rác thải sinh hoạt khu vực ngoại thành, thực hiện thí điểm xây dựng khu xử lý rác thải quy mô nhỏ cấp xã, phường. Cuối cùng: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa bảo vệ môi trường, có cơ chế, chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ môi trường: Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh xã hội hóa công tác thu gom vận chuyển, xử lý tiêu hủy rác thải, đồng thời có phương án hỗ trợ cho các khu vực nông thôn. Phát huy việc xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ trong việc bảo vệ môi trường và đưa nội dung bảo vệ môi trường vào Cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Khuyến khích các cá nhân, tổ chức đầu tư nghiên cứu các công nghệ sản xuất, kỹ thuật xử lý ô nhiễm cho các hoạt động sản xuất làng nghề phù hợp với quy mô và năng lực sản xuất của các hộ gia đình. Nâng cao nhận thức của từng hộ sản xuất kinh doanh chủ động xử lý ô nhiễm tại chỗ.

Với những nỗ lực của huyện, hy vọng vấn đề môi trường của Hoài Đức sẽ sớm được giải quyết.

Căn cứ pháp lý: Điều 148 Luật bảo vệ môi trường 2014

Phí bảo vệ môi trường là khoản phí mà tổ chức, cá nhân phải trả do hoạt động của họ hoặc sản phẩm họ dùng có ảnh hưởng bất lợi cho môi trường, làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường. Nhà nước sẽ dùng khoản phí này vào việc bảo vệ, cải thiện môi trường.

Mức phí bảo vệ môi trường được quy định trên cơ sở:

- Khối lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng tác động xấu đối với môi trường;

- Mức độ độc hại của chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường;

- Sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.