Học Ngành Y Cần Gì

Học Ngành Y Cần Gì

Ngành Y khoa hiện nay đang là ngành học nhận được nhiều sự quan tâm, ngưỡng mộ không chỉ đối với các bạn trẻ mà còn với các bậc phụ huynh. Bởi sứ mệnh cứu người, đây là một trong những ngành có điểm xét tuyển khá cao hằng năm. Vậy ngành Y khoa thì học ở đâu, thi những tổ hợp môn gì hay có những cơ hội nghề nghiệp nào khi tốt nghiệp, hãy cùng Hướng nghiệp GPO giải đáp những thắc mắc về ngành nghề này nhé.

Ngành Y khoa hiện nay đang là ngành học nhận được nhiều sự quan tâm, ngưỡng mộ không chỉ đối với các bạn trẻ mà còn với các bậc phụ huynh. Bởi sứ mệnh cứu người, đây là một trong những ngành có điểm xét tuyển khá cao hằng năm. Vậy ngành Y khoa thì học ở đâu, thi những tổ hợp môn gì hay có những cơ hội nghề nghiệp nào khi tốt nghiệp, hãy cùng Hướng nghiệp GPO giải đáp những thắc mắc về ngành nghề này nhé.

Sinh viên ngành Y khoa sẽ học các môn gì?

Chương trình đào tạo ngành Y khoa có thời gian đào tạo 6 năm và chia làm 12 học kỳ. Trong hai năm học đầu tiên, sinh viên sẽ được học những môn học đại cương liên quan các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Các học kỳ tiếp theo, các bạn sẽ được trang bị các kiến thức Y học cơ sở về cấu tạo và chức năng cơ thể người trong điều kiện bình thường và bệnh lý (từ mức phân tử đến mức cơ thể) với các môn học bao gồm: Giải phẩu, mô học, hoá sinh y học, sinh lý học, dược học, miễn dịch học, vi trùng học và ký sinh trùng y học… Từ khối kiến thức y học cơ sở, giúp người học hiểu được các yếu tố gây bệnh, có thể giải thích được cơ chế gây bệnh và là nền tảng để các bạn học tốt các kiến thức Y khoa lâm sàng.

Với khối lượng kiến thức về Y Khoa lâm sàng, các bạn sinh viên Y khoa sẽ được tiếp cận với các môn học như: Nội bệnh lý, ngoại bệnh lý, Sản phụ khoa, Nhi khoa, hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm, lao, da liễu, thần kinh, pháp y, Tâm thần, nhãn khoa, tai mũi họng, răng hàm mặt, Phục hồi chức năng, y học cổ truyền… Các môn học này sẽ mô tả các loại bệnh lý, các hội chứng đặc thù theo từng lứa tuổi, vùng dịch tễ, giới tính. Phân tích và vận dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán, nguyên tắc điều trị và biện pháp phòng ngừa.

Chương trình học ngành Y khoa Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng được thiết kế theo định hướng học đi đôi với hành, chú trọng vào phát trển kỹ năng nghề nghiệp. Tổng số tín chỉ các môn thực hành nghề nghiệp chiếm 81/209 tín chỉ của toàn bộ chương trình đào tạo. Các môn thực hành, thực tập nghề nghiệp được bố trí xen kẻ với các giờ học lý thuyết, giúp sinh viên nắm vững kiến thức và có khả năng vận dụng tốt kiến thức vào trong thực tiễn.

Ngoài ra sinh viên cũng được trang bị các kỹ năng tiền lâm sáng, kỹ năng sử dụng các thiết bị y khoa cơ bản và cấp cứu, máy đo điện tim, máy đo đường huyết, máy theo dõi monitor, máy sinh hoá, máy huyết học… Phát triển các kỹ năng nghề nghiệp như kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giao tiếp cộng đồng, kỹ năng làm việc nhóm…

Có kỹ năng sử dụng thành thạo máy vi tính và các phần mềm hỗ trợ để học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, sinh viên Y khoa tốt nghiệp tại HIU thành thạo 4 kỹ năng trong tiếng Anh để đọc hiểu được tài liệu chuyên môn, giao tiếp, tham gia được hội nghị quốc tế, theo học các chương trình đào tạo sau đại học tại nước ngoài.

Chuẩn năng lực sinh viên tốt nghiệp Y khoa tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng gồm có:

LĨNH VỰC 1: NĂNG LỰC HÀNH NGHỀ CHUYÊN NGHIỆP

Bác sĩ đa khoa phải có tác phong hành nghề chuyên nghiệp theo những chuẩn mực đạo đức, pháp lý và tôn trọng các giá trị văn hóa đa dạng.

LĨNH VỰC 2: NĂNG LỰC ỨNG DỤNG KIẾN THỨC Y HỌC

Bác sĩ đa khoa phải có khả năng ứng dụng kiến thức của ngành khoa học cơ bản y học cơ sở, bệnh học, y xã hội học làm cơ sở lý luận để nhận biết, giải thích, giải quyết vấn đề và truyền đạt cho cá nhân, nhóm cá nhân, cộng đồng về tình trạng sức khỏe, bệnh tật.

LĨNH VỰC 3: NĂNG LỰC CHĂM SÓC Y KHOA

Bác sĩ đa khoa phải có khả năng giải quyết các nhu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản một cách an toàn, kịp thời, chi phí – hiệu quả dựa vào bằng chứng khoa học và phù hợp với điều kiện thực tế.

LĨNH VỰC 4: NĂNG LỰC GIAO TIẾP – CỘNG TÁC

Bác sĩ đa khoa phải có khả năng giao tiếp hiệu quả với người bệnh, người nhà, đồng nghiệp và cộng đồng.