Xem Thêm: Các bài thi quốc tế phổ biến >>
Xem Thêm: Các bài thi quốc tế phổ biến >>
Thực tập sinh Nhóm I sau khi hoàn thành 50% Chương trình thực tập (đủ 50 buổi), có thể đề nghị với Luật sư hướng dẫn, để được xem xét rút ngắn chương trình hoặc chuyển sang một trong các hình thức hợp tác: [a] Tập nghề, [b] Cộng tác, [c] Lao động.
Xem thêm: Luật sư tập sự tại Công ty Luật TNHH Everest
IV- THỰC TẬP SINH CẦN LƯU Ý ĐỐI VỚI MỘT SỐ THUẬT NGỮ - ĐẶC THÙ NGHỀ LUẬT
Tại Việt Nam, Luật luật sư quy định tổ chức hành nghề luật sư có ba hình thức: [1] Văn phòng Luật sư, [2] Công ty luật trách nhiệm hữu hạn, [3] Công ty luật hợp danh. Công ty luật hay Văn phòng luật sư theo quy định của Luật luật sư không phải là doanh nghiệp (thuật ngữ: "tổ chức hành nghề luật sư"). Các công ty luật hay văn phòng luật sư thường dùng thuật ngữ: Hãng luật - tiếng Anh: Law firm, do một hoặc nhiều Luật sư (Lawyers) thành lập để cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng (cá nhân hoặc doanh nghiệp).
Trên thế giới, Hãng luật được tổ chức theo nhiều cách khác nhau, như Công ty hợp danh, Công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên nghiệp, Tập đoàn chuyên nghiệp, Hiệp hội nghề nghiệp.
(a) Tư vấn pháp luật: hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ.
(b) Tham gia tố tụng: Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa cho khách hàng là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự, hoặc/và: người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án, vụ việc về dân sự, hôn nhân - gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
(c) Đại diện ngoài tố tụng: Luật sư đại diện cho khách hàng để giải quyết những công việc có liên quan đến công việc/hoạt động của khách hàng.
(d) Dịch vụ pháp lý khác: Giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.
Thành viên, tiếng Anh: partner, member: Hợp danh (Partnership) là mối quan hệ chủ đạo trong tổ chức của các Hãng Luật, bởi Hãng Luật được thành lập dựa trên sự tin tưởng, liên kết chặt chẽ giữa các thành viên. Các thành viên được gọi là Partner (trong Công ty luật hợp danh) và Member (trong Công ty luật hợp danh hữu hạn, Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn). Mối quan hệ này không thuần túy là quan hệ cổ đông (shareholder) - góp vốn, tiền, tài sản để đổi lấy cổ phần, trở thành người sở hữu phần vốn góp tại Công ty, bởi tài sản lớn nhất của các Hãng Luật là danh tiếng của các Luật sư thành viên và mối liên kết chặt chẽ giữa họ.
Cộng sự, tiếng Anh: Associate: Mặc dù có sự phân định cấp bậc nhưng mọi người làm việc, cộng tác với nhau trên cơ sở sự tin tưởng, liên kết, cam kết và ràng buộc trách nhiệm, mà không phải quan hệ Chủ sử dụng lao động (Employer, Boss) với Nhân viên (Employees, Workers). Lưu ý, Associate (danh từ, noun, /əˈsoʊsieɪt/) - có ý nghĩa người cùng cộng tác, đồng minh.
Thân chủ, tiếng Anh: Client: luật sư gọi khách hàng của mình là thân chủ. Ngoài đặc quyền Bảo mật riêng tư, mối quan hệ giữa luật sư và khách hàng rất đặc biệt: khách hàng tin tưởng luật sư, luật sư có bổn phận thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lý một cách cẩn trọng như công việc của chính mình. Những người không đặt đạo đức và uy tín lên hàng đầu thì không thể phù hợp với nghề luật sư.
Quy tắc đạo đức nghề luật sư, tiếng Anh: Code of ethics for lawyers: Nhiều ngành nghề bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp mà các thành viên, người hành nghề phải cam kết tuân thủ (như ngành y tế - Quy định về y đức, ngành công an - Lời thề danh dự công an nhân dân...). Đối với nghề luật sư, đạo đức đặt lên hàng đầu, quan trọng hơn năng lực chuyên môn. Ở Việt Nam hiện nay các luật sư tuân thủ Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019 của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Thực tập sinh pháp lý, tiếng Anh: Legal Interns: thường là sinh viên ngành luật hoặc người chưa cấp bằng cử nhân luật sẽ đăng ký tham gia Kỳ thực tập tại một Hãng luật hoặc Phòng pháp chế của một Công ty (Tập đoàn) để học tập và trải nghiệm kinh nghiệm làm việc tại môi trường pháp lý. Đây là phương thức hiệu quả đưa sinh viên luật đến sự nghiệp pháp lý.
Kỳ thực tập, tiếng Anh: Legal Internship: bản chất đây là khoảng thời gian để sinh viên ngành luật tham gia chương trình đào tạo bổ sung kèm với thực hành, thông thường sẽ kéo dài từ 02 tháng đến 06 tháng. Kỳ thực tập giúp các Thực tập sinh hoàn thiện kiến thức được đào tạo trường đại học, rèn luyện về đạo đức, nâng cao kỹ năng mềm, bước đầu tiếp cận với kỹ năng chuyên môn (kỹ năng cứng), từ đó hiểu tổng quan về Nghề luật.
Thực tập sinh pháp lý không lương: Thực tập sinh pháp lý trong phần lớn các trường hợp không được trả lương. Bởi thực tế, những sản phẩm mà Thực tập sinh này tạo ra thường không có giá trị hoặc giá trị rất thấp, trong khi đơn vị tổ chức chương trình thực tập sẽ phát sinh các chi phí hành chính, đồng thời phân công chuyên gia có kinh nghiệm hướng dẫn, giám sát đảm bảo chất lượng của chương trình.
Thực tập sinh pháp lý có lương: Hãng luật (không phải tất cả) có chính sách trả lương hoặc hỗ trợ nào đó (phụ cấp) cho những Thực tập sinh thái độ học tập, làm việc tích cực và đạt được tiêu chuẩn nhất định. Điều này có thể coi là ghi nhận của Hãng luật đó đối với những đóng góp của Thực tập sinh hoặc là phương thức thu hút nhân tài.
Công việc của Thực tập sinh pháp lý: nội dung chính xác của Kỳ thực tập luật sẽ phụ thuộc vào đơn vị tổ chức chương trình. Nhưng thông thường, Thực tập sinh ngoài chương trình học tập sẽ thực hành một số nhiệm vụ: [a] Hành chính văn phòng tổng hợp; [b] Thư ký, trợ lý, giúp soạn thảo văn bản và đàm phán; [c] Trợ giúp rà soát, xem xét các tài liệu; [d] Gửi thư và liên hệ nội bộ và bên ngoài; [đ] Các công việc khác.
Xem thêm: Về Công ty Luật TNHH Everest
Công ty thông báo chi tiết về Chương trình thực tập sinh pháp lý thường xuyên (hàng tháng) tại Trang thông tin điện tử nội bộ: https://everest.org.vn/, các trang mạng xã hội hoặc trang thông tin điện tử chuyên về tuyển dụng nhân sự. Ứng viên cân nhắc về thời gian đăng ký tham dự để đảm bảo chất lượng học tập và tuân thủ đủ thời gian thực tập.
Ứng viên có thể nộp hồ sơ dự tuyển theo 03 cách: [1] qua E-mail: [email protected], [2] đăng ký trực tuyến trên Trang thông tin điện tử nội bộ - https://everest.org.vn, hoặc: [3] nộp trực tiếp tại địa chỉ giao dịch của Công ty. Trường hợp cần tìm hiểu thêm thông tin, ứng có thể gọi điện trực tiếp cho bộ phận tuyển dụng: 024-66.527.527.
Hồ sơ dự tuyển đạt tiêu chuẩn sẽ nhận được thư mời phỏng vấn, kèm theo lưu ý về việc cần làm trước khi phỏng vấn như: đọc 20 bài đầu tiên của Bộ tài liệu hội nhập (https://everest.org.vn/kien-thuc-hoi-nhap/, từ số 01 đến 20), tìm hiểu về chương trình thực tập, mục tiêu các bên cần đạt được, các tiêu chí đánh giá thực tập sinh.
Thực tập sinh xác nhận tham dự sẽ được mời tham dự buổi phỏng vấn: [1] trực tiếp tại các địa chỉ giao dịch của Công ty, hoặc: [2] trực tuyến (qua Zoom). Công ty sẽ đánh giá ứng viên dựa trên tiêu chí: thái độ, mục tiêu, định hướng nghề nghiệp, mức độ phù hợp của ứng viên với Chương trình. Phòng nhân sự có thể yêu cầu phỏng vấn buổi thứ hai.
Ứng viên có thể đăng ký tham quan tại Công ty, thời lượng 02 buổi, để tìm hiểu thêm về: văn hóa tổ chức, cơ cấu tổ chức hoạt động, luật sư hướng dẫn, quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư, các dịch vụ pháp lý, nội quy làm việc và các quy định nội bộ khác trước khi bước vào thời gian thực tập chính thức.
Hợp đồng thực tập được ký sau khi kết thúc tham quan. Thực tập sinh phải đọc và hiểu các quy định nội bộ của công ty (https://everest.org.vn/kien-thuc-hoi-nhap/, từ số 21 đến 40) phục vụ việc học tập, làm việc. Thực tập sinh có 10 buổi (thực tập thử) để đánh giá sự phù hợp với Chương trình và có thể đề nghị chấm dứt thực tập trong thời gian 10 buổi này.
Chương trình thực tập kéo dài 100 buổi gồm cả thời gian tham quan (02 buổi) và thực tập thử (10 buổi). Thực tập sinh không được tự ý chấm dứt thực tập, nếu không được luật sư hướng dẫn đồng ý. Đọc hiểu các kiến thức hội nhập (https://everest.org.vn/kien-thuc-hoi-nhap/) là yêu cầu bắt buộc đối với thực tập sinh.
Công ty sẽ thực hiện đánh giá thực tập sinh sau khi hoàn thành các buổi thực tập: 02 buổi, 12 buổi, 25 buổi, 50 buổi, 80 buổi. Thứ tự tiêu chí: chấp hành kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, mức độ chuyên cần, giao tiếp và ứng xử, trang phục công sở, kỹ năng mềm, kiến thức nền tảng, khả năng hoàn thành công việc, cuối cùng là mức độ phù hợp với nghề luật.
Cuối chương trình, thực tập sinh làm báo cáo hợp (mẫu). Thực tập sinh đạt yêu cầu về thời gian thực tập tối thiểu - 80 buổi, tuân thủ kỷ luật, ứng xử chuẩn mực thì được cấp Chứng chỉ xác nhận hoàn thành chương trình thực tập. Trong 20 buổi thực tập cuối cùng, thực tập sinh có thể đề xuất lựa chọn nội dung thực tập.
Nếu thực sự đam mê, thấy mình phù hợp với nghề luật sư, đồng thời mong muốn tiếp tục làm việc tại công ty, thực tập sinh đăng ký và được ưu tiên tuyển dụng vào một trong các vị trí: tập việc có trả lương (06-12 tháng), hợp đồng làm việc bán thời gian (06-12 tháng), hợp đồng làm việc toàn thời gian - công việc trợ lý pháp lý.
Chương trình học bổng này nhằm tạo điều kiện cho các chuyên gia và cán bộ lãnh đạo tại các nước đang phát triển đã có nhiều năm công tác, tham gia một khóa học nâng cao chuyên môn trong thời gian 1-2 năm tại một trường ĐH tại Đức. Mức học bổng trong chương trình này tương đương với các học bổng khác của DAAD: Các khóa học cao học là 715 euro hàng tháng, các khóa đào tạo tiến sĩ là 975 euro hàng tháng, chưa kể các phụ cấp hay trợ cấp khác
Đối tượng dự tuyển: Các chuyên gia và cán bộ lãnh đạo đã có bằng ĐH và nhiều năm công tác. Ứng cử viên có thể là các chuyên gia hoặc cán bộ các bộ, Ban ngành, sở, cơ quan nhà nước, Phòng Công nghiệp/Phòng Thương mại, các công ty, xí nghiệp và các chương trình phát triển quốc tế tại Việt Nam. Quá trình công tác cần được xác nhận bằng văn bản.
Theo DAAD, chương trình này chủ yếu là các chương trình ứng dụng thực tế, nên không phù hợp với các giảng viên ĐH, ngoại trừ ba chương trình đào tạo tiến sĩ sau: Development Studies - ZEF/Graduiertenprogramm (U Bonn), Agricultural Economics and Related Sciences (U Gießen/U Hohenheim) und PhD-Programme - Mathematics in Industry and Commerce (U Kaiserslautern).
Các ứng cử viên không được quá 36 tuổi lúc nộp đơn, riêng các chương trình đào tạo tiến sĩ và khóa "International Marketing (FH Reutlingen), độ tuổi giới hạn là 32. Để tham gia khóa học cao học, ứng cử viên phải có bằng cử nhân hay tương đương và đã công tác tối thiểu 2 năm trong một lãnh vực liên quan đến khóa học. Các ứng cử viên phải có giấy xác nhận của cơ quan đang công tác về việc ủng hộ/đồng ý cho đi học và sẵn sàng nhận lại khi quay trở về.
Yêu cầu về trình độ Ngoại ngữ: Các khóa học bằng tiếng Đức yêu cầu trình độ DSH hay TestDaF 4 trước khi nhập học. Các ứng viên chưa đủ trình độ tiếng Đức nói trên, có thể được cấp một học bổng 6 tháng để học tiếng Đức cấp tốc. Các khóa học bằng tiếng Anh yêu cầu trình độ TOEFL 550 điểm hay IELTS 6.0 trước khi nhập học. Các ứng cử viên này sẽ được cấp một HB 2 tháng để học tiếng Đức cấp tốc.
Điều kiện xin học bổng: Các điều kiện cụ thể theo từng khóa học được liệt kê trong Booklet kèm theo, có thể tham khảo tại địa chỉ: http://www.daadvn.org/vn/hb/ccthn/hbcnphattrien.html.
Mẫu đơn và các giấy tờ liên quan khác: Có thể dùng mẫu đơn DAAD xanh nhạt (light green) tại địa chỉ: http://www.daad.de/deutschland/en/2.7.3.html và xem chi tiết các giấy tờ liên quan cần nộp khác tại phần hướng dẫn điền mẫu đơn (trang 5 hay 6 của mẫu đơn).
Thời hạn nộp đơn: Tùy thuộc vào từng chương trình, thời hạn nộp đơn tại DAAD Hà Nội, DAAD Bonn hay tại trường ĐH khác nhau. Hạn chót để nộp đơn ho từng chương trình/trường đào tạo có thể tham khảo tại Booklet theo địa chỉ http://www.daadvn.org/vn/hb/ccthn/hbcnphattrien.html.