Hà Nội Mùa Lá Rụng

Hà Nội Mùa Lá Rụng

Mùa rụng lá, mùa cây cao su không đau. Quanh năm, cây cao su rút cạn mình dòng nhựa trắng, đều đặn ngày ngày đêm đêm đỡ đần người nông dân trong bộn bề nỗi lo cơm áo. Chi chít quanh thân cây là những vết rạch ngang rạch dọc vĩnh viễn không thể lành da, liền miệng. Tuổi đời càng cao vết thương càng nhiều. Cây cứ chắt chiu từng giọt nắng giọt mưa của trời, từng ngọt lành của đất để rồi ứa ra rào rạt dòng nhựa vui buồn. Đến mùa này cây được nghỉ ngơi, những vết thương ngưng chảy máu. Lá rụng, cành cây trụi lủi vươn dài, sự sống âm thầm được nuôi dưỡng, nảy nở bên trong.

Mùa rụng lá, mùa cây cao su không đau. Quanh năm, cây cao su rút cạn mình dòng nhựa trắng, đều đặn ngày ngày đêm đêm đỡ đần người nông dân trong bộn bề nỗi lo cơm áo. Chi chít quanh thân cây là những vết rạch ngang rạch dọc vĩnh viễn không thể lành da, liền miệng. Tuổi đời càng cao vết thương càng nhiều. Cây cứ chắt chiu từng giọt nắng giọt mưa của trời, từng ngọt lành của đất để rồi ứa ra rào rạt dòng nhựa vui buồn. Đến mùa này cây được nghỉ ngơi, những vết thương ngưng chảy máu. Lá rụng, cành cây trụi lủi vươn dài, sự sống âm thầm được nuôi dưỡng, nảy nở bên trong.

Mở bài Phân tích bài Mùa lá rụng trong vườn

+ Ma Văn Kháng tên khai sinh là Lê Trọng Đoàn sinh năm 1936, ông quê gốc ở Hà Nội sinh ra tại làng Kim Liên - Đống Đa.

+ Ông là em trai của Phó giáo sư Tiến sĩ Đinh Trọng Lạc - trưởng khoa ngữ văn đầu tiên của Đại học sư phạm Hà Nội 2.

+ Ông tốt nghiệp Trung cấp sư phạm tại Nam Ninh - Trung Quốc rồi tiếp tục con đường học vấn tại trường sư phạm Hà Nội, rồi lên công tác tác tại trường cấp 3 tỉnh Lào Cai với vị trí là giáo viên dạy văn.

+ Tác giả Ma Văn Kháng đã sáng tác một số lượng lớn tác phẩm ý nghĩa, được đánh giá cao như: Mùa lá rụng trong vườn, Vùng biên ải, Trăng non, Đồng bạc trắng hoa xòe,...

+ Với những tác phẩm của mình, ông đã nhận được nhiều giải thưởng văn học giá trị như: giải thưởng văn học ASEAN, giải thưởng nhà nước về văn học - nghệ thuật năm 2001, giải thưởng loại B của Hội nhà văn Việt Nam,...

+ Hẳn là do ông chuyển lên miền núi sống từ năm mười tám tuổi và đã ở đó một phần tư cuộc đời nên nội dung ông chọn để sáng tác thường là cuộc sống chân thực nơi núi sông và rồi khi về thủ đô ông cũng chọn viết về cuộc sống con người nơi đây.

+ Đoạn trích trong chương II của tác phẩm cùng tên “Mùa lá rụng trong vườn”. Tiểu thuyết được tác giả hoàn thành vào năm 1982.

+ Tổng quan nội dung chính mà tác phẩm hướng đến là sự thay đổi trong con người Việt Nam thời kỳ hậu chiến tranh, bắt đầu vào nền kinh tế thị trường. Các giá trị văn hóa dần mai một theo hoàn cảnh và thời gian.

Phân tích bài Mùa lá rụng trong vườn mẫu 1

Đất nước ta sau khi trải qua một khoảng thời gian chiến tranh rất dài, nhân dân sống trong thời kỳ kháng chiến cứu nước, giờ đây họ được trở lại với cuộc sống của thời bình. Tưởng về với bình yên nhưng đó lại là sự trở về với nhiều khó khăn bỡ ngỡ bởi cuộc sống chiến tranh kéo dài, cơm áo gạo tiền đều túng thiếu khiến cho những con người nho nhã khi trước đều phải thay đổi. Cuộc sống dần có sự thay đổi, chuyển tiếp giữa những thứ hiện đại hơn, những điều tưởng chừng hiển nhiên quen thuộc giờ đây lại có phần lạc hậu, lỗi thời. Những sự cho đi vì mục tiêu cứu nước thương dân không cần sự nhận lại nay cũng biến chuyển thành mối quan hệ hai chiều, có đi có lại. Thêm vào đó là sự hội nhập của các nước Đông Âu không chỉ khiến cho nền kinh tế bao cấp thay đổi mà còn báo hiệu trước sự đổi mới của toàn đất nước sau giai đoạn 1986 - khi Đảng phát động sự thay đổi toàn diện của đất nước. Lúc này đây, cái cũ cái mới sẽ trở thành hai mặt đối lập, va chạm vào nhau để chọn ra cái gì là phù hợp với thời điểm này.

Nhận ra được sự thay đổi của cuộc sống, nhiều nhà văn đã đúng lúc nhạy cảm, bắt được hơi thở thay đổi để mang vào hiện thực nóng hổi vào các tác phẩm của mình. Trong đó phải kể đến tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Ma Văn Kháng - Mùa lá rụng trong rừng.  Ông đã nhanh nhạy bước sang giai đoạn sáng tác mới của mình, biến chuyển từ những nội dung liên quan đến chiến tranh, lịch sử sang cuộc sống sinh hoạt mới, đạo đức văn hóa khi hòa bình lặp lại. Được nhiều nhà phân tích văn học cũng như đọc giá đánh giá, tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn” như kể lại hành trình đi tìm lại đạo đức, tìm lại câu trả lời cho câu hỏi: Con người phải sống như thế nào trong hoàn cảnh đổi thay hiện tại. Đoạn trích trong sách giáo khoa văn lớp mười hai được lấy ngay từ đoạn đầu tác phẩm. Không dài nhưng đủ để truyền tải những câu hỏi, những suy tư trăn trở của tác giả trước thực tế mà mọi thứ đã sắp rời khỏi ngưỡng cửa ranh giới của đạo đức văn hóa.

Tác giả đã dùng ngòi bút của mình để khắc sâu vào từng thực tế của tế bào xã hội, đó là những gia đình nhỏ. Gia đình gia giáo vốn yên ấm bao thế hệ của ông Bằng không biết từ khi nào đã xuất hiện vết nứt của đạo đức, chao đảo về văn hóa. Những tưởng cuộc sống vẫn như xưa nhưng không biết từ khi nào, cô con dâu vốn đảm đảm yêu và rất hãnh diện về chồng như Lý lại có tâm lý chán nản, khó chịu với gia đình. Từ khi nào mà cậu con trai út dần dần nổi loạn, đi ngược lại những dạy dỗ của ông, khiến cho cậu ta lao vào con đường không lối thoát phải đến cái chết. Khi cuộc sống mất cân bằng vì đói nghèo, những tiến bộ hiện đại xuất hiện không đều với tất cả mọi người khiến cho bao gia đình thời hậu chiến lung lay. Có rất nhiều vấn đề cần mà mọi người phải tỉnh táo cùng nhau để nhận định và nỗ lực gìn giữ chuẩn mực đạo đức văn hóa bao đời nay. Những người con của ông Bằng sau khi giải quyết xong đám tang của cha đang cố gắng để níu giữ hạnh phúc còn lại của gia đình, hàn gắn những vết nứt trong mối quan hệ giữa những con người tưởng chừng thân thiết nhất với nhau như quan hệ anh - em, vợ - chồng, chú - cháu,...Tất cả có lẽ chỉ thực sự kết thúc khi đọc được bức thư tuyệt mệnh của Cừ, thấy được sự trả giá của Lý cùng với tình yêu trong sáng luôn tồn tại trong Cần và tấm lòng vị tha của cô con dâu cả Hoài.

Tác giả đã khiến người đọc tiếp cận tác phẩm ngay sau khi gia đình ông Bằng nhận được tin Cừ bỏ trốn ra nước ngoài. Còn Đông, Luận cùng anh em đang tìm cách giấu ông Bằng vì cũng đã sát tết và họ sợ ông sẽ không chịu được cú sốc này. Ma Văn Kháng đã chọn cách vào đề trực tiếp, ngay lập tức có thể khiến cho người đọc có cảm giác xót xa, nuối tiếc cho một gia đình văn hóa, truyền thống bao đời để rồi giờ đây đến bữa cơm ngày Tết cũng không còn là bữa cơm sum họp nữa.

Vốn tưởng là hiển nhiên ai cũng vậy nhưng chính con người thời hiện đại, thời hậu chiến lại phải cố gắng tìm lại những giá trị của cuộc sống, tìm lại giá trị cổ truyền, giá trị ngày Tết. Cách tác giả chọn thời điểm cận Tết để vào đề bởi lẽ đây là lúc có thể tập trung đầy đủ nhân vật nhất, là nơi các nhân vật có thể bộc lộ được tính cách của mình. Và dẫu sao thì Tết vẫn là không gian đậm chất văn hóa tâm linh, trang trọng, thành kính của người Việt Nam ta, là lúc ta có thể tìm cầu trả lời cho câu hỏi làm gì để nuôi dưỡng văn hóa cho một con người. Từng nhân vật, từng chi tiết trong tác phẩm đều được tác giả chọn lựa kỹ càng để có thể bộc lộ được tất cả tính cách, suy nghĩ của nhân vật.

Không chỉ nói về một gia đình mà tác giả đã khéo léo lồng ghép cả một nền văn hóa, nét đẹp chung của dân tộc. Nét đẹp đó thể hiện qua cả phương diện vật chất lẫn tinh thần. Đó là hình ảnh của lễ cúng Tết trang trọng với đĩa bánh chưng xanh, mâm ngũ quả, có những chén rượu quê, có ngọn đèn dầu và có cả lễ cúng bài được sắp xếp bài bản. Quan trọng hơn cả, buổi lễ đó có sự thành kính từ con người, họ tôn trọng truyền thống, nhớ đến những người đã mất. Đây chính là thời điểm hai thế giới được va vào nhau, đó là thế giới ảo và thực, cõi âm cõi dương, cõi sống cõi chết, thế giới quá khứ và hiện tại, sự phân chia của thể xác và tâm hồn,...Chính qua hình ảnh bức ảnh thờ của bà Bằng, anh Tường, của những người đã khuất đã khơi gợi ra cuộc giao thoa thực tế mà kỳ lạ đó: “Khói hương và khung cảnh trầm tĩnh đưa hiện tại về quá khứ”. Ông Bằng - người trực tiếp dẫn dắt buổi lễ như bước vào thế giới khác, trong một vài khoảnh khắc dường như ông đã quên đi bản thân mình, quên hết không gian xung quanh. Trong ông lúc này chỉ có cảm xúc quen thuộc mà thiêng liêng ẩn hiện chập chờn như trong giấc chiêm bao. Giờ phút này con người ông như được thanh tẩy sạch sẽ trở nên tinh khiết, hướng thiện. Những nội dung trong lời khấn của ông đều bắt nguồn từ những tình cảm với cội nguồn quê hương đất nước. Lời khấn của ông như một sợi dây kết nối giữa hai thế hệ, giữa quá khứ với hiện đại với ước nguyện có thể vun đắp lại gia đình sắp vụn vỡ, củng cố mái ấm đang dần lung lay.

Nhà văn đã nhìn nhận được thấy cái nền tảng, điểm gắn bó giữa mỗi thành viên trong gia đình. Lời khấn của ông Bằng còn mang đậm tôn giáo truyền thống với những từ ngữ đặc thù,cổ kính "Thưa thầy mẹ đã cách trở ngàn trùng mà vẫn hằng sống cùng con cháu..." Đây chính là cách tri ân tổ tiên, nhớ đến người đã khuất, tìm lại giá trị văn hóa dân tộc. Ông Bằng là hình tượng nhà nho mẫu mực nhưng lại sống trong hiện thực có phần nghiệt ngã bởi sự đổi thay của thế hệ. Dù không khí chuẩn bị vẫn như xưa, vẫn có mâm cơm thắp hương, vẫn có mâm ngũ quả, vẫn có con cháu tề tựu nhưng ông vẫn đau đớn hổ thẹn khi làm ảnh hưởng đến danh dự của tổ tiên. Ông Bằng thấy lòng ngổn ngang, mắt cay xè khi ông nghĩ đến người con trai út bị cuộc sống tha hóa, hắn xa rời lời dạy của ông, chọn cuộc sống bất cần từ bỏ gốc gác cội nguồn. Chính vì vậy, ông đã lặng lẽ loại bỏ tên người con út ra khỏi lời khấn bái tổ tiên của ông. Với người truyền thống như ông, chắc hẳn nỗi đau mất con còn không nghiêm trọng bằng việc truyền thống gia đình bao đời nay bị vấy bẩn. Chính vậy, cảnh ngày Tết sum họp yên bình bên nhau như báo trước cho một tương lai với hàng lớp bi kịch của thời buổi kinh tế không thể lường được hết. Tác giả Ma Văn Kháng như vẽ ra một trận chiến lớn trong một gia đình nhỏ bé mà chỉ dùng đạo đức và văn hóa làm vũ khí .

Mâm cỗ tất niên được cô dâu cả Lý và mọi người nỗ lực chuẩn bị công phu, chu toàn gợi nên bao xúc cảm với lòng kính trọng nhớ thương tổ tiên, tình cảm gia đình thương mến giữa các mối quan hệ ruột thịt thân thiết như anh em, con cháu, vợ chồng,...Nó vừa thỏa mãn được sự ấm no còn có thể toát lên được sự sang trọng thanh lịch của niềm kính cẩn. Mâm cỗ này đã gói gọn cả nền văn hóa ẩm thực của người Việt xưa với bao đặc sản như: bánh chưng, chả, nem, chân giò hầm măng, gà luộc, canh miến nấu lòng, vị quay, gà tần hạt sen,...Từng món ăn công phu không chỉ ngon miệng mà còn ngon mắt, tinh tế trong từng ánh nhìn. Nghi lễ cúng bái tổ tiên này vẫn thiêng liêng như vậy, vẫn là dòng chảy bí ẩn đưa con người về với cội nguồn, tìm về nơi gia đình giản đơn mà ấm áp nhất luôn chở che cho ta. Bữa cơm đó càng trở nên đủ đầy hơn khi có sự xuất hiện của chị Hoài với thái độ vui mừng đón tiếp của toàn gia đình. Chị Hoài xuất hiện là một chuyện không báo trước, không ai biết được bởi không ai nghĩ một cô con dâu đã đi bước nữa, đang tìm lại cho mình một gia đình hạnh phúc lại xuất hiện tại nhà chồng cũ ngay trong đêm tất niên. Sự xuất hiện của chị đã đem lại niềm xúc động khôn nguôi cho ông Bằng, đem lại sự phấn khởi cho toàn bộ anh chị em trong gia đình. Hai cô em dâu Lý và Phượng khi được gặp chị thì như thỏa lòng nhớ nhung mong ước ríu rít như những đứa trẻ. Phượng thì nồng hậu, sôi nổi, reo lên, mừng rỡ nắm lấy tay chị. Lý cũng không chịu thua kém khi lặp tức ôm chầm lấy chị rồi nức nở. Tất cả mọi người đều muốn biết được tình hình của nhau, họ dồn dập những câu hỏi về sức khỏe, về gia đình hay cả những câu chuyện thường ngày. Họ đã sử dụng cách đơn giản mà trực tiếp nhất để thể hiện tình cảm với nhau, họ chứng minh rằng giữa thời đại mà tình người dần xa cách, thói ích kỷ lên ngôi thì trong ngôi nhà nhỏ bé vẫn luôn thấm đẫm tình người. Nhưng xúc động nhất vẫn phải kể đến cảnh đoàn tụ của ông Bằng với chị Hoài khi ông bước từ trên cầu thang xuống, thấy cô con dâu mình yêu quý ông sững người lại   "mặt thoáng một chút ngơ ngẩn", mắt "chớp liên hồi", môi "lật bật không thành tiếng", như "sắp khóc oà", "giọng khê đặc, khàn rè",...Chị Hoài cũng xúc động không kém khi gần như không làm chủ được mình lao về phía người cha. Chị hấp tấp đến quên cả đi dép để lộ ra đôi bàn chân to bản với gót chân nứt nẻ như thể hiện cho cuộc sống lam lũ vất vả của mình.

Tình cảm gia đình càng trở nên xúc động mãnh liệt hơn do họ đã xa nhau quá lâu. Tình cảm cha chồng con dâu không bởi người con trai đã mất trở nên nhạt nhòa mà tình cảm đó còn chuyển dần về với tình cảm cha con ruột thịt khiến cho những người khác cảm động hơn. Đó là cô “Phượng quay mặt đi, mắt ngấn lệ, không nỡ nhìn cảnh gặp gỡ, không nỡ thấy đôi gót chân nứt nẻ của chị Hoài, ngực dội lên những cơn sóng nghẹn ngào và hai cánh mũi se se cay”. Tình yêu thương thiêng liêng đã được thể hiện qua những phút giây ngắn ngủi sum họp, qua từng cảm xúc hành động của mỗi người nhưng thể hiện đầy đủ văn hóa ứng xử của con người Việt Nam luôn sống vì tình cảm , luôn coi trọng đạo lý. Gia đình có người này người kia có người biến chất biến đổi tính nhưng vẫn còn những người giữ được tâm hồn nhân hậu luôn có mong muốn và nỗ lực giữ lại ngọn lửa cho gia đình.

Nhân vật chị Hoài chính là tiêu biểu cho lớp người nông dân chất phác, thật thà nhưng vẫn luôn bao dung và có hiểu biết của riêng mình. Dù đã có gia đình riêng, gia đình mới nhưng chị vẫn luôn lưu giữ cho mình những ký ức đẹp đẽ về ngôi nhà cũ của mình. Có cả những kỷ niệm hạnh phúc và đau khổ nhưng chị vẫn luôn giữ được trách nhiệm của người chị dâu cả, vẫn luôn giữ liên lạc với gia đình chồng. Chị tạm gác lại việc của gia đình riêng, trở về với gia đình cũ bởi cô là người hiểu nhất cảm xúc của các thành viên trong gia đình lúc này. Cô là biểu tượng cho lối sống ân tình thủy chung, sống có trước có sau mà mọi người cần phải học hỏi. Cô còn là cầu nối tình cảm cho gia đình mới và gia đình cũ khi chính những thành viên trong gia đình hiện tại của cô cũng rất quan tâm và yêu thương gia đình ông Bằng.

Ông Bằng là người lớn tuổi nhất trong gia đình, là người trọng văn hóa truyền thống nhất khi ông luôn có ý thức hướng về cội nguồn. Ông có những suy nghĩ mong muốn rất rộng khi ông luôn trăn trở giữa hoàn cảnh thời đại, suy nghĩ đến mối quan hệ giữa gia đình nhỏ với xã hội rộng lớn. Từ chính cách nói nhẹ nhàng nhưng luôn suy nghĩ đắn đo trước khi nói của ông khiến ông hiện ra như hình ảnh một ông đồ, một nhà nho tri thức luôn chỉnh tề nghiêm túc. Ông Bằng cũng chính là mắt xích quan trọng cho hiện đại với truyền thống, giữa các thanh viên nhỏ tuổi trong gia đình. Hai nhân vật chính xuất hiện cùng lúc để tôn lên vẻ đẹp tính cách của nhau, giữa một người phụ nữ thôn quê chân chất và một nhà nho đầy kiến thức từ đó hướng ra các nhân vật khác.

Tác giả Ma Văn Kháng đã có thành công trong sự nghiệp với tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn. Với góc nhìn chi tiết, sắc sảo của mình ông đã nhận ra bao điều nghiêm túc từ những cảnh tết sum họp quen thuộc nhà nào cũng có, năm nào cũng diễn ra. Tại thời điểm sáng tác, ông đã chủ động mang văn học gần dân hơn, hiện thực hơn, “đời” hơn. Nhà văn rất chú trọng vào tâm lý của từng nhân vật nên điểm nhìn được thay đổi linh hoạt liên tục, chuyển từ nhân vật này sang nhân vật khác khá uyển chuyển. Có khi người kể chuyện là một người giấu mặt không ở trong gia đình, có khi lại đổi sang điểm nhìn của ông Bằng, rồi đến Cần, Lý, Cừ,...Chính cách viết hiện đại này khiến cho thế giới nội tâm nhân vật rất phong phú, đa điểm nhìn, tạo ra nhiều cuộc đối thoại thú vị. Đoạn trích tuy chỉ thể hiện được chủ yếu tâm trạng nhân vật nhưng cũng tạo ra không khí gần gũi. Dù không kết thúc quá hạnh phúc nhưng cuối cùng mọi người cũng nhẹ nhàng hơn, tìm lại niềm vui cuộc sống hơn. Qua tác phẩm, nhà văn Ma Văn Kháng đã thể hiện được quan niệm của bản thân ông về văn hóa gia đình, là thứ vũ khí quan trọng của mỗi gia đình khi chiến đấu với những đổi thay biến chuyển của xã hội.