Theo số liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 28/7/2022, tốc độ tăng GDP của Mỹ giảm 0,9% trong quý II/2022, sau khi giảm 1,6% trong quý I/2022. Như vậy, đây là quý thứ hai liên tiếp nền kinh tế Mỹ có mức tăng trưởng âm, thêm dấu hiệu cho thấy nền kinh tế của quốc gia này đang rơi vào tình trạng suy thoái. Các thành phần chủ yếu khiến kinh tế Mỹ suy giảm trong quý II là hàng tồn kho và đầu tư kinh doanh. Trong đó, hàng tồn kho giảm mạnh tại các cửa hàng kinh doanh tổng hợp và các đại lý xe ô tô. Đầu tư dân dụng giảm 14%. Chi tiêu cho tiêu dùng (PCE) tăng chậm lại với tốc độ 1% trong quý II và chi tiêu cho hàng hóa giảm 4,4% và tiêu dùng của chính phủ giảm 1,9%. Xuất khẩu ròng lần đầu tiên có đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP trong hai năm trở lại đây khi xuất khẩu trong quý II tăng 18% và nhập khẩu chỉ tăng 3,1%[i]. Do tác động của sự giảm giá xăng dầu, doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng 7 vẫn duy trì ở mức tháng 6 và giảm so với dự báo. Số đơn trợ cấp thất nghiệp trong tuần thứ hai của tháng 8/2022 đã giảm từ 252.000 đơn xuống còn 250.000 đơn, thấp hơn so với dự báo[ii]. Đồng đô la tiếp tục tăng trong giỏ tiền tệ quốc tế, đẩy giá vàng giảm xuống khi các nhà đầu tư bán vàng ra để giữ tiền.
Theo số liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 28/7/2022, tốc độ tăng GDP của Mỹ giảm 0,9% trong quý II/2022, sau khi giảm 1,6% trong quý I/2022. Như vậy, đây là quý thứ hai liên tiếp nền kinh tế Mỹ có mức tăng trưởng âm, thêm dấu hiệu cho thấy nền kinh tế của quốc gia này đang rơi vào tình trạng suy thoái. Các thành phần chủ yếu khiến kinh tế Mỹ suy giảm trong quý II là hàng tồn kho và đầu tư kinh doanh. Trong đó, hàng tồn kho giảm mạnh tại các cửa hàng kinh doanh tổng hợp và các đại lý xe ô tô. Đầu tư dân dụng giảm 14%. Chi tiêu cho tiêu dùng (PCE) tăng chậm lại với tốc độ 1% trong quý II và chi tiêu cho hàng hóa giảm 4,4% và tiêu dùng của chính phủ giảm 1,9%. Xuất khẩu ròng lần đầu tiên có đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP trong hai năm trở lại đây khi xuất khẩu trong quý II tăng 18% và nhập khẩu chỉ tăng 3,1%[i]. Do tác động của sự giảm giá xăng dầu, doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng 7 vẫn duy trì ở mức tháng 6 và giảm so với dự báo. Số đơn trợ cấp thất nghiệp trong tuần thứ hai của tháng 8/2022 đã giảm từ 252.000 đơn xuống còn 250.000 đơn, thấp hơn so với dự báo[ii]. Đồng đô la tiếp tục tăng trong giỏ tiền tệ quốc tế, đẩy giá vàng giảm xuống khi các nhà đầu tư bán vàng ra để giữ tiền.
https://www.conference-board.org/research/us-forecast
[vii] Ngân hàng Thế giới (2022), Báo cáo điểm lại tháng 8/2022: Giáo dục để tăng trưởng.
[viii] Ngọc An (2022), Việt Nam vươn lên top 10-15 nền kinh tế có quy mô ngoại thương lớn nhất toàn cầu trong năm nay, https://tuoitre.vn/viet-nam-vuon-len-top-10-15-nen-kinh-te-co-quy-mo-ngoai-thuong-lon-nhat-toan-cau-trong-nam-nay-20220819184301718.htm
(Thanh tra) - Ngày 29/9, Tổng cục Thống kê cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay.
Theo đó, GDP 9 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng, chống dịch bệnh.
Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,74%, đóng góp 23,52%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,57%, đóng góp 98,53%; khu vực dịch vụ giảm 0,69%, làm giảm 22,05%.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,04%; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%; khu vực dịch vụ giảm 9,28%.
Về sử dụng GDP quý III/2021, tiêu dùng cuối cùng giảm 2,83% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 1,61%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,51%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 10,75%.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế trong đại dịch, năng suất lúa tăng cao, chăn nuôi tăng trưởng ổn định, kim ngạch xuất khẩu một số nông sản 9 tháng năm 2021 đạt khá so với cùng kỳ năm trước.
Ngành Nông nghiệp tăng 3,32%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành Lâm nghiệp tăng 3,3%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành Thủy sản tăng 0,66%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,05%, đóng góp 1,53 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành Sản xuất và phân phối điện tăng 5,24%, đóng góp 0,2 điểm phần trăm. Ngành Khai khoáng giảm 7,17%, làm giảm 0,27 điểm phần trăm do sản lượng dầu thô khai thác giảm 6% và khí đốt tự nhiên giảm 17,6%. Ngành Xây dựng giảm 0,58%, làm giảm 0,04 điểm phần trăm.
Tổng cục Thống kê cho biết, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ. Tăng trưởng âm trong 9 tháng năm 2021 của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế.
Ngành Bán buôn, bán lẻ giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước, làm giảm 0,3 điểm phần trăm trong tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành Vận tải kho bãi giảm 7,79%, làm giảm 0,47 điểm phần trăm; ngành Dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 23,18%, làm giảm 0,57 điểm phần trăm. Ngành Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt tốc độ tăng cao nhất với mức tăng 21,15%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,37%, đóng góp 0,45 điểm phần trăm; ngành Thông tin và truyền thông tăng 5,24%, đóng góp 0,32 điểm phần trăm.
Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 12,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,03%; khu vực dịch vụ chiếm 40,19%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,99%.
Về sử dụng GDP 9 tháng năm 2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2020; tích lũy tài sản tăng 4,27%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,21%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 18,46%.