Điểm Du Lịch Hoàng Su Phì

Điểm Du Lịch Hoàng Su Phì

Tận mắt ngắm nhìn cao nguyên đá với phong cảnh hùng vỹ nhất của Việt Nam

Tận mắt ngắm nhìn cao nguyên đá với phong cảnh hùng vỹ nhất của Việt Nam

Điểm đến đặc sắc tại Phượng Hoàng Cổ Trấn

Tại Phượng Hoàng Cổ Trấn có rất nhiều địa điểm thú vị, hấp dẫn để du khách khám phá nhằm hiểu rõ hơn về những nét đẹp văn hóa lịch sử nơi đây.

Đền Dương Gia nằm trong top 24 ngôi đền thờ Tổ, được xây dựng vào năm 1836. Đến đây, du khách sẽ được nghe về câu chuyện tình cảm sâu đậm của đôi nam nữ sẵn sàng vượt qua rào cản phong kiến để đến với nhau. Cùng với đó là khám phá hoa văn chạm khắc tinh xảo, lối kiến trúc độc đáo đậm chất văn hóa địa phương.

Hùng Hy Link dưới thời Chủ tịch nước Vương Tuấn Khải giữ chức vụ Thủ Tướng của Trung Quốc. Do đó, nhà của ông là địa danh văn hóa lịch sử với lối kiến trúc cổ điển miền Nam Trung. Tại các phòng, các đường nét kiến trúc của người Miêu gần như được bảo tồn nguyên vẹn.

Đây là một trong bốn cổng thành chính mà trước đây binh lính canh gác nhằm bảo vệ sự an toàn cho người dân trong trấn cũng như ngăn chặn giặc ngoại xâm. Toàn cảnh vẻ đẹp của Phượng Hoàng Cổ Trấn sẽ được thu vào tầm mắt khi đứng trên đỉnh tháp. Do đó, đây là một trong những điểm đến lý tưởng cho mọi du khách.

Phù Dung Trấn - Trương Gia Giới

Phù Dung Trấn Trấn – Trương Gia Giới trước đây được gọi là thôn Vương. Đây là một cổ trấn nằm trên thác suốt ngàn năm. Tọa lạc ở dãy núi Sùng Sơn huyền bí đã giúp Phù Dung vô cùng quyến rũ với vẻ đẹp thanh bình, thơ mộng. Đến đây ngoài khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, du khách còn được tìm hiểu nét văn hóa và truyền thống lịch sử của dân tộc thiểu số Thổ Gia với nhiều trải nghiệm tuyệt vời.

Tên gọi khác của cầu Hồng Kiều là lầu Phong Thúy Hồng Kiều. Cầu được xây chủ yếu bằng vật liệu đá và gỗ với lối kiến trúc độc đáo vắt ngang qua sông Đà Giang, nối liền hai bên bờ Cổ Trấn. Trải qua hàng nghìn năm, cây cầu vẫn giữ được nét duyên dáng cổ xưa, tái hiện kiến trúc, văn hóa cổ của Trung Quốc vô cùng đáng giá.

Cầu có tên gọi khác là cầu Tuyết. Tại Phượng Hoàng Cổ Trấn đây là một trong bốn cây cầu lưu giữ những ký ức, khoảng khắc tuyệt vời của họa sĩ nổi tiếng Hoàng Vĩnh Ngọc. Cầu được xây dựng theo phong cách kiến trúc cổ xưa, giúp không gian cổ trấn thêm hoài cổ nhưng cũng rất lãng mạn và tinh tế.

Lâu đài được xây dựng bằng đá xanh, là một trong những di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng của tỉnh Giang Tô. Điểm thu hút ở đây chính là lối kiến trúc đặc sắc và có tầm nhìn rộng mở khắp thành phố. Vì thế, Huang Si Qiao là một địa điểm quan trọng để kiểm soát, bảo vệ và quan sát toàn bộ cổ trấn Phượng Hoàng.

Cầu được xây từ năm 1704 với những khối đá vuông chắc chắn. Mỗi khối đá cách nhau một bước chân và bắc ngang giữa hai bờ sông. Nơi đây được các tín đồ võ thuật yêu thích để luyện tập nhằm rèn sự linh hoạt, cân bằng và sức mạnh cơ thể. Do đó, ghé thăm cầu đá nhảy sẽ là dịp du khách chiêm ngưỡng võ thuật Trung Quốc vừa khám phá kiến trúc và văn hóa độc đáo của quốc gia này.

Phượng Hoàng Cổ Trấn lưu giữ nhiều di sản văn hóa lịch sử cùng cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Do đó, đây là điểm du lịch lý tưởng cho du khách bốn phương tham quan và khám phá. Nếu muốn chuyến đi thật sự ý nghĩa, trọn vẹn và thuận lợi nhất, các bạn hãy liên hệ với Travel Tracks hoặc tìm hiểu thêm về tour du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn dưới đây nhé:

Đường Shiban – Phố thủ công mỹ nghệ

Nếu muốn chiêm ngưỡng hay mua một vài món thủ công mỹ nghệ thì đường Shiban là nơi đáng để ghé thăm. Những sản phẩm tại đây đều được người Miêu làm thủ công vô cùng khéo léo, tinh tế và độc đáo như đồ khảm trai, đèn lồng, túi gấm, vải, đồ vàng bạc… với đủ hình dáng, màu sắc bắt mắt.

Cuộc sống sinh hoạt đời thường bên dòng Đà Giang

Đến Phượng Hoàng Cổ Trấn, du khách sẽ thấy được cuộc sống sinh hoạt đời thường xưa kia bên dòng Đà Giang với hình ảnh phụ nữ giặt quần áo bằng chày đập, đàn ông giăng lưới bắt cá. Đâu đó có hình bóng những người lái đò đưa đón khách du lịch đến tham quan.

Những con đường quanh co trầm lặng

Cổ Trấn với điểm thu hút là những con đường nhỏ dẫn vòng quanh thị trấn được lát đá vô ấn tượng. Cùng với đó là các dãy nhà cổ nằm dọc bờ sông được xây bằng đá và gỗ trên các trụ cao. Mỗi con hẻm, lối đi quanh co cùng kiến trúc ở đây đều mang vẻ cổ kính đặc trưng được thiết kế độc đáo. Nhất là sau mỗi cơn mưa hay lúc sương mù, khung cảnh lại càng thanh bình và cổ kính hơn.

Đà Giang là một chi lưu của sông lớn Trường Giang chảy dài xuyên suốt Phượng Hoàng Cổ Trấn, gắn liền với cuộc sống của người dân địa phương nhiều thập kỷ qua. Những câu cầu nối hai bên bờ sông với nét đẹp riêng tạo điểm nhấn cho cổ trấn. Đặc biệt, cầu Hồng Kiều còn gắn liền với những tích phong thủy nổi tiếng của Lưu Bá Ôn.

Nếu như ban ngày, Cổ Trấn được phủ một lớp sương mờ ảo hay màu xanh bàng bạc của dòng sông, cây cối thì ban đêm, nơi đây lại lung linh, huyền ảo khác lạ. Toàn bộ không gian được phủ đèn rực rỡ từ những mái nhà cổ hàng trăm năm cho đến các cây cầu bắt qua dòng sông… Khung cảnh sáng rực và nhộn nhịp của đời sống về đêm nơi đây phản chiếu mặt sông Đà Giang, tạo nên vẻ đẹp đầy mê hoặc.

Điều gì khiến Phượng Hoàng Cổ Trấn luôn là tâm điểm du lịch

Phượng Hoàng Cổ Trấn sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp cùng nét văn hóa lịch sử đặc trưng từ thời xưa. Sự kết hợp giữa hai yếu tố này đã giúp nơi đây luôn là tâm điểm thu hút khách du lịch đến tham quan và khám phá.

Cổ Trấn sở hữu vẻ đẹp độc đáo với kiến trúc Điếu Cước Lâu (Diaojiaolou) của dân tộc thiểu số sống gần Đà Giang với hàng ngàn năm. Những ngôi nhà được được xây dựng tựa lưng vào núi với trụ lớn chống đỡ vô cùng vững chắc và an toàn, chiều cao từ 2 – 3 lầu kết hợp với ban công nhô ra ở phía trước nhằm giúp không gian được nới rộng hơn. Nơi đây là sự giao thoa rõ nét kiến trúc truyền thống của người Hán và các dân tộc thiểu số như Miêu, Thổ Gia… và mang đậm dấu ấn văn hóa bản địa.