Việc điều chỉnh lương hưu với mức tăng cao lần này đảm bảo công bằng, hài hòa, hợp lý
Việc điều chỉnh lương hưu với mức tăng cao lần này đảm bảo công bằng, hài hòa, hợp lý
Cuộc sống rực rỡ là bộ phim thần tượng Đài Loan, với những tình tiết tâm lý sâu sắc và vô cùng gay cấn. Phim có sự tham gia diễn xuất của Hà Nhuận Đông, Lý Thấm, Hám Thanh Tử, Trương Huân Kiệt…
Chuyện phim kể xoay quanh cô gái Dư Phi (Lý Thấm đóng). Cô và Chương Hách Phàm (Hà Nhuận Đông) có mối lương duyên từ hơn 20 năm trước. Khi ấy cả hai còn bé, Dư Phi đã cứu Hách Phàm thoát khỏi một vụ bắt cóc. 25 năm sau, họ gặp lại nhau và yêu nhau.
Thế nhưng, người bạn của Dư Phi là Diệp Lâm cũng đem lòng yêu Hách Phàm. Cô dùng mọi thủ đoạn để cản trở tình cảm của Dư Phi và Hách Phàm. Vì thế tình bạn của họ tan vỡ.
Cho đến một ngày, Diệp Lâm và Dư Phi biết được sự thật về thân phận của mình. Từ rất lâu về trước, vì sự ghen tuông và hận thù nên mẹ Dư Phi đã tráo đổi Diệp Lâm với Dư Phi với nhau. Chính vì vậy, ngay từ nhỏ Diệp Lâm đã sống trong cảnh nhung lụa, giàu sang còn Dư Phi phải sống trong hoàn cảnh khó khăn và bị mẹ ghẻ lạnh. Những ân oán ấy đã làm thay đổi cuộc đời của Dư Phi.
Phong Vân là phim thuộc thể loại võ hiệp, thần thoại do đạo diễn Từ Tiến Lương thực hiện. Phim có sự tham gia của Triệu Văn Trác, Hà Nhuận Đông, Tưởng Cần Cần, Sonny Chiba, Đào Hồng…
Nội dung phim kể về Hùng Bá (Sonny Chiba), bang chủ của Thiên Hạ Hội. Ông ta thu nạp Bộ Kinh Vân (Hà Nhuận Đông) và Nhiếp Phong (Triệu Văn Trác) làm đồ đệ. Tuy nhiên, Hùng Bá lo sợ hai đồ đệ tạo phản, từ đó chia rẽ các đệ tử, để họ tiêu diệt lẫn nhau.
Hà Nhuận Đông thể hiện Bộ Kinh Vân lạnh lùng, kiệm lời, nội tâm phong phú rất xuất sắc. Sau thành công ở phần 1, anh tiếp tục đóng phần 2 vào năm 2004.
Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài là một bộ phim truyền hình lãng mạn, cổ trang, dựa truyền thuyết cổ về Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài của Trung Quốc. Phim do Hà Nhuận Đông, Lương Đổng Khiết và Trần Quán Lâm đóng vai chính. Đây chính là một trong những bộ phim Hà Nhuận Đông đóng hay nhất. Nếu yêu thích nam diễn viên, chắc chắn bạn không thể bỏ qua tác phẩm này.
Bộ phim truyền hình thuộc hàng kinh điển Trung Quốc này kể về mối tình đẫm nước mắt của Lương Sơn Bá, một thư sinh nghèo và Chúc Anh Đài, tiểu thư lá ngọc cành vàng. Vì môn đăng hộ đối và quyền thế mà tình yêu của cả hai bị phản đối và chia cắt trong nước mắt.
Ngọa hổ tàng long là một bộ phim truyền hình dài tập của Đài Loan, dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Vương Độ Lư. Phim được làm tương tự như bộ phim điện ảnh năm 2000 của đạo diễn Lý An. Tuy nhiên, mạch phim giải thích câu chuyện của cuốn tiểu thuyết một cách chi tiết hơn.
Phim tập hợp những gương mặt trẻ nhưng diễn xuất khá tốt như Khưu Tâm Chí (vai Lý Mộ Bạch), Huỳnh Dịch (vai Du Tú Liên), Thủy Linh (vai Ngọc Kiều Long), Hà Nhuận Đông (vai La Tiểu Hổ).
Chuyện phim xoay quanh hai mối tình: Lý Mộ Bạch – Du Tú Liên và Ngọc Kiều Long – La Tiểu Hổ. Lý Mộ Bạch – Du Tú Liên yêu nhau tha thiết nhưng không cách nào đến được với nhau do rào cản của lễ nghi, danh tiết trong xã hội phong kiến. Ngọc Kiều Long – La Tiểu Hổ trẻ trung, cuồng nhiệt như hai con thiêu thân lao vào nhau. Phim còn tập trung vào thanh kiếm Lục Mệnh – trung tâm của mọi ân oán tình thù.
Đây là tác phẩm truyền hình thứ hai được chuyển thể từ tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa và quyển Sử ký tam quốc.
Phim kể về những năm tháng loạn lạc khi nhà Đông Hán sụp đổ thì Đổng Trác vùng lên thâu tóm quyền hành. Việc này khiến quần hùng cát cứ phân chia Trung Quốc thành ba nước Ngụy – Thục – Ngô. Các nhân vật chủ đạo trong phim là Gia Cát Lượng, Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền, Chu Du, Tư Mã Ý.
Bộ phim có sự tham gia của dàn diễn viên hùng hậu như Lục Nghị, Trần Kiến Bân, Nhiếp Viễn, Trương Bác, Vu Hòa Vỹ, Trần Hảo, Lâm Tâm Như, Hà Nhuận Đông, Huỳnh Duy Đức…
Phim Hà Nhuận Đông đóng diễn tả lại những trận chiến long trời lở đất. Ngoài ra, không chỉ đơn thuần tái hiện lịch sử, phim còn lay động lòng người bởi những tình cảm đầy nhân văn. Những mối tình anh hùng – mỹ nhân được chuyển tải rất thơ mộng và lãng mạn, dung hòa bối cảnh khốc liệt của chiến trường, tạo nên sức hút đặc biệt cho bộ phim này.
Năm ấy hoa nở trăng vừa tròn dựa theo cốt truyện có thật về một gia tộc giàu có tại Thiểm Tây, Trung Quốc, vào giai đoạn cuối đời nhà Thanh. Nội dung phim kể về cuộc đời thăng trầm của Châu Doanh (Tôn Lệ thủ vai), vốn từ một thiếu nữ giang hồ trở thành một phu nhân giàu có.
Trước khi bước vào thương trường, Châu Doanh đã từng theo cha đi diễn xiếc kiếm tiền sinh sống. Sau đó cơ duyên đưa cô gặp Ngô Sính (Hà Nhuận Đông thủ vai). Khi Ngô Sính bị đánh trọng thương và hôn mê, Châu Doanh quyết định lên kiệu hoa, trở thành con dâu nhà họ Ngô. Từ đây, cuộc đời Châu Doanh bước sang một chương mới đầy khó khăn và thử thách.
Nhờ nội dung hấp dẫn, cùng diễn xuất quá xuất sắc của Tôn Lệ và dàn diễn viên, đây được xem là bộ phim đáng xem nhất trong năm 2017. Bộ phim của Hà Nhuận Đông nhanh chóng đạt hơn 1 tỷ lượt xem trên trang mạng độc quyền Tencent QQ và luôn chiếm vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng rating trên truyền hình.
Phim Hà Nhuận Đông đóng, Hán Sở truyền kỳ, lấy bối cảnh thời đại cuối nhà Tần đến cuộc chiến tranh Hán – Sở. Chuyện phim tái hiện lại lịch sử của Trung Hoa ở giai đoạn Hán và Sở tranh tài chiến trận xảy ra liên miên, đứng đầu chính là Hạng Vũ và Lưu Bang.
Hạng Vũ (Hà Nhuận Đông), xuất thân từ đình quý tộc, tư chất hơn người. Hạng Vũ là một trong những nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc, hào khí ngút trời. Lưu Bang (Trần Đạo Minh đóng) ngoài 40 tuổi, cả ngày nhàn rỗi, không thích lao động nhưng tính khí vô cùng phóng khoáng, có tài năng ngoại giao, hay khoác lác, thường tự xưng là “long chủng”.
Lưu Bang có thể không biết đánh trận, không theo quy tắc lễ nghi thông thường, nhưng ông lại là bậc thầy trong thuật dùng người. Chính vì thế, cuối cùng Lưu Bang đã trở thành người chiến thắng, thống nhất thiên hạ.
Vietnam+ - 27/09/2023 6:35:00 SA
Theo Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang Lưu Văn Phi, xuất khẩu gạo của địa phương hiện nay rất khả quan, góp phần thúc đẩy tiêu thụ gạo của Việt Nam nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng.
Ước tính, trong 9 tháng năm 2023, toàn tỉnh xuất được khoảng 138 nghìn tấn gạo, tăng hơn 52.000 tấn so với cùng kỳ năm trước, đạt kim ngạch 80,6 triệu USD, tăng 115% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức tăng trưởng về xuất khẩu lúa gạo cao nhất từ trước đến nay của tỉnh Tiền Giang.
Trung Quốc là thị trường đứng đầu về tiêu thụ gạo, chiếm 75,6% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của tỉnh; kế tiếp là Philippines, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thị trường khác. Ngoài ra, còn có những thị trường khác như: châu Âu, Australia và một số thị trường mới mở ở các nước khu vực Trung Đông.
Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang Lưu Văn Phi cho biết thêm, trong những tháng cuối năm 2023, tỉnh tiếp tục tận dụng thời cơ và cơ hội thị trường triển khai các nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất, xuất khẩu gạo, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin, cập nhật tình hình giá cả hàng hoá, biến động cung cầu trên thị trường thế giới, về biện pháp quản lý của các đối tác nhập khẩu để chủ động kế hoạch sản xuất, kinh doanh của mình.
Bên cạnh đó, các ngành công thương, nông nghiệp và phát triển nông thôn…cùng chung tay xây dựng, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại mang tính liên kết vùng, ưu tiên tập trung nguồn lực đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, có sự phối hợp chặt chẽ với Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương, các ngành, hiệp hội trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, phát triển các ứng dụng, nền tảng công nghệ thông tin, nâng cao năng lực, nhận thức cho các doanh nghiệp về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại nói chung và ngành lúa gạo nói riêng.
Đặc biệt là tiếp tục tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước về ngành hàng lúa gạo; tăng cường chuyển đổi số trên lĩnh vực cấp Giấy chứng nhận xuất xứ C/O ưu đãi. Qua đó, vừa tạo thuận lợi kết nối thị trường vừa hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu cho hạt gạo Tiền Giang trong tương lai.
Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo cũng như phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để chủ động tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về xuất khẩu gạo theo thẩm quyền, nhất là chủ động ứng phó trước xu hướng gia tăng các hàng rào kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm như hiện nay.
Ngoài ra, thường xuyên kết nối với mạng lưới phân phối trong nước qua hệ thống các chợ và các siêu thị để đảm bảo nguồn cung hàng hóa đủ cho thị trường trong nước, tránh gây ra biến động về giá theo phân khúc thị trường của từng chủng loại gạo.
Là tỉnh trọng điểm về sản xuất nông nghiệp khu vực sông Tiền, Tiền Giang hiện có khoảng 70.000 ha đất canh tác mỗi năm hai - ba vụ, sản lượng trên 1,1 triệu tấn lúa/năm. Đồng thời, toàn tỉnh có 186 hợp tác xã nông nghiệp, khoảng 500 doanh nghiệp kinh doanh, xay xát, chế biến lúa gạo xuất khẩu.
Ước tính, mỗi năm, các doanh nghiệp tại Tiền Giang xuất khẩu khoảng 200.000 tấn gạo, chiếm bình quân khoảng 3% so với cả nước và thu về hàng trăm triệu USD./.
Theo Giám đốc Hợp tác xã sầu riêng Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy) Huỳnh Tấn Lộc chia sẻ, trong những ngày qua, thương lái thu mua sầu riêng giống Mong Thong dao động từ 200.000 - 230.000 đồng/kg còn sầu riêng giống Ri6 cũng có giá từ 130.000 đồng đến 145.000 đồng/kg, tùy theo loại, tăng khoảng 30.000 đồng so với đầu tháng 3/2024 và là mức tăng cao nhất từ trước đến nay. Với giá này, mỗi ha sầu riêng thu hoạch vào thời điểm hiện nay, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lãi ròng không dưới 1,5 tỷ đồng.
Nông dân Nguyễn Văn Ba, cư ngụ tại xã Mỹ Lợi B, huyện Cái Bè vui mừng cho biết, ông vừa bán cho thương lái khoảng 4 tấn sầu riêng giống Mong Thong với giá bình quân gần 180.000 đồng/kg, thu 720 triệu đồng.
Mỹ Lợi B hiện là một trong những vùng trồng sầu riêng quan trọng ở huyện Cái Bè. Toàn xã có trên 600 ha sầu riêng, mỗi năm đạt sản lượng trên 12.000 tấn quả. Theo lãnh đạo xã, nhờ quan tâm chuyển dịch từ trồng lúa độc canh sang lập vườn trồng cây ăn quả đặc sản, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống người dân, Mỹ Lợi B đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và đang phấn đấu ra mắt xã nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2024.
Ông Huỳnh Tấn Lộc đánh giá, giá sầu riêng thời gian qua tăng mạnh nhờ được chấp nhận xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới. Hơn nữa, thời điểm này đang cao điểm vào mùa nắng nóng, sản lượng chưa nhiều, nguồn cung ít nhưng nhu cầu lớn cũng là một trong những nguyên nhân giúp từ sau Tết Nguyên đán đến nay, giá sầu riêng liên tục tăng cao mang lại niềm vui chung cho nông dân các vùng chuyên canh sầu riêng.
Tại Tiền Giang, nông dân trồng sầu riêng thường áp dụng kỹ thuật xử lý rải vụ nhằm cho thu hoạch hai đợt chính: một đợt vào khoảng cuối năm âm lịch năm trước và một đợt vào tháng 3, tháng 4 âm lịch năm sau. Vào thời điểm này, sầu riêng có giá, bà con thu lợi nhuận cao.
Năm nay, do hạn hán và xâm nhập mặn diễn biến phức tạp nên nông dân được khuyến cáo chú trọng tập trung chăm sóc phục hồi, ứng phó thiên tai. Do đó, sản lượng sầu riêng hiện nay trong dân chưa nhiều. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn cho biết, toàn tỉnh hiện có trên 21.790 ha sầu riêng chuyên canh, tập trung tại các huyện, thị vùng kiểm soát lũ phía Tây: Cai Lậy, Cái Bè, thị xã Cai Lậy, Châu Thành… với sản lượng mỗi năm khoảng 400.000 tấn quả.
Trong nỗ lực tận dụng cơ hội trái sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc và thị trường các nước, nâng cao thu nhập cho bà con và đổi mới nông nghiệp – nông thôn, Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang phối hợp chặt chẽ cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ngành chức năng khẩn trương xúc tiến các thủ tục cần thiết lập hồ sơ để được cấp mã số cơ sở đóng gói, mã số vùng trồng xuất khẩu chính ngạch trái cây sang thị trường Trung Quốc cũng như một số nước khác; đặc biệt là quan tâm xây dựng mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu chính ngạch sầu riêng.
Theo đó, đến nay, toàn tỉnh có 155 mã số vùng trồng sầu riêng với tổng diện tích gần 7.000 ha. Địa phương phấn đấu đến năm 2025, 100% diện tích cây ăn quả đặc sản được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu chính ngạch, thu hút ngoại tệ để tiếp tục đầu tư phát triển.
Ngoài ra. tỉnh quan tâm hơn nữa việc nắm bắt, cập nhật kịp thời tình hình xuất khẩu, nhất là những diễn biến nóng tại các cửa khẩu như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang…để thông tin đến doanh nghiệp, hợp tác xã có nhu cầu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, góp phần giải quyết đầu ra cho trái cây nói chung trong đó có trái sầu riêng đặc sản Tiền Giang nói riêng.
Qua đó, giúp nông dân vùng chuyên canh an tâm tổ chức sản xuất, thâm canh cho ra nông sản hàng hóa chất lượng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Nhất là vào thời điểm tháng 4, tháng 5 sắp tới, nông dân vùng chuyên canh sầu riêng Tiền Giang sẽ bắt đầu vào một đợt thu hoạch mới với kỳ vọng sẽ trúng mùa, bội thu.